Thời hạn kháng cáo đối với đương sự vắng mặt tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Ngày 11.01.2016 17:59 ở Thủ tục hành chính
Qua thực tiễn hoạt động xét xử Luật sư bào chữa cho thấy, việc áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật không chỉ có nguyên nhân từ sự nhận thức của đội ngũ cán bộ tố tụng mà còn có nguyên nhân từ sự không đồng bộ của pháp luật.
Sau đây là một ví dụ luật sư trích dẫn.
Khi xét xử sơ thẩm một vụ án mà đương sự vắng mặt tại phiên tòa, trong phần cuối của bản án, tòa sơ thẩm tuyên như sau: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được giao bản án hoặc bản án được niêm yết, đương sự vắng mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm…”.
Có hai loại quan điểm về vấn đề này như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng tuyên như vậy là không đúng, bởi vì chỉ trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì bản án mới phải niêm yết theo đoạn 2 điều 229 bộ luật tố tụng hình sự.
Quan điểm thứ hai và cũng là quan điểm của chúng tôi cho rằng tuyên như vậy là đúng, bởi vì điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết”. Điểm 4.1, tiêu mục 4, mục 1 Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán TANDTC cũng hướng dẫn: “Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo, kháng nghị là ngày tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày tòa tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên tòa hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa”.
Nghị quyết nêu trên cũng dẫn ra ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 2: Ngày 12/10/2005, TA xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vắng mặt người bị hại là A và cùng ngày tuyên án. Ngày 20/10/2005, TA mới giao bản án cho A hoặc niêm yết tại trụ sở UBND xã nơi A cư trú. Trong trường hợp này ngày được xác định là ngày 20/10/2005 và thời điển bắt đầu tính thời hạn kháng cáo mười lăm ngày (đối với A_ là ngày 21/10/2005.
Có quan điểm khác nhau như trên là do quy định của Điều 229 và điều 234 BLTTHS không tương thích với nhau.
Điều 229 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, VLS cùng cấp, người luật sư bào chữa; gửi bản án cho người bị xử vắng mặt…
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 2 điều 187 của Bộ luật này thì trong thời hạn nêu trên bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
Như vậy, chỉ có bị cáo mới được giao hoặc niêm yết bản án còn người bị xử vắng mặt (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án) thì tòa án cấp sơ thẩm không phải bàn giao bản án hoặc niêm yết bản án mà chỉ gửi bản án cho họ. Thế nhưng, điều 234 BLTTHS lại quy định thời hạn kháng cáo đối với đương sự vắng mặt tính từ ngày “bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết”.
Nhìn chung, việc giao, gửi bản án cho đương sự bị xử vắng mặt là khó khăn để xác định thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của họ, trong khi quy định của BLTTHS về giao, gửi bản án cũng như các văn bản tố tụng khác chưa được cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, đối với đương sự bị xử vắng mặt cần quy định nhiều phương thức khác nhau như giao, gửi, niêm yết bản án. Đồng thời, thời hạn kháng cáo đối với họ cũng phải phù hợp với các phương thức đó. Thiết nghĩ, nếu có điều kiện sửa đổi, bổ sung BLTTHS có thể tham khảo một số quy định trong BLTTDS về phương thức cấp, tống đạt, niêm yếu các văn bản tố tụng.
Luật sư bào chữa giỏi hình sự
Công ty Luật Dragon
LUẬT SƯ BÀO CHỮA
CÔNG TY LUẬT DRAGON | |
Hotline: 1900. 599. 979 - 098. 301. 9109
|
|
TRỤ SỞ CHÍNH:
Tel: 1900. 599. 979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, Lô E9, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
| |
HẢI PHÒNG
Tel:1900. 599. 979
Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
| |
LUẬT SƯ TẠI QUẬN LONG BIÊN
Tel:1900. 599. 979
Địa chỉ: Số 24, Ngõ 29, phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
|
TIN MỚI
-
Luật sư bào chữa tội trộm cắp tài sản Lào Cai
-
Luật sư Hà Nội nói riêng và luật sư Việt Nam nói chung không thể bào chữa tại tòa án Malaysia
-
Phát huy vai trò của luật sư bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
-
Luật sư bào chữa bị từ chối tại phiên tòa
-
Luật sư giỏi bào chữa về tội đánh cờ bạc trái phép bằng hình thức qua mạng, trực tuyến, online, thẻ cào
-
Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về ghi âm, ghi hình trong quá trình điều tra vụ án hình sự
-
Quy định mới về ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can
-
Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015
-
Tội sản xuất, kinh doanh hàng giả được quy định theo điều 192 bộ luật hình sự năm 2015
-
Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015
-
Các tội mà Luật sư phải tổ giác thân chủ của mình từ 01/01/2018
-
Thủ tục đăng ký bào chữa cho Luật sư
-
10 Điểm Mới Quan Trọng Của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự năm 2015
-
Căn cứ để quyết định hình phạt
-
Đơn xin bảo lĩnh
-
Đơn xin xóa án tích
-
Luật sư chuyên hình sự nói về tội khủng bố ở Việt Nam
-
Luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương công dân Việt nam tin thân chủ vô tội
-
Luật sư chuyên hình sự trong vụ án Lạm quyền trong khi thi hành công vụ