Khi nào một hành vi vi phạm pháp luật được coi là tội phạm?

245
Theo quy định của Bộ luật Hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội thì người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

 

Theo đó, khi bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết tội mới được coi là người bị kết án, khi đó người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành hình phạt theo quyết định của bản án kết án đối với mình.

Tuy nhiên, trong trường hợp bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì vẫn được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án.

Căn cứ xem xét lại nội dung vụ án:

– Kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

– Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

– Có sai lầm nghiệm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Thủ tục giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng hình sự, trong đó tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Giám đốc thẩm là một thủ tục có đặc thù riêng so với xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tính chất của giám đốc thẩm không phải là hoạt động xét xử vụ án mà là hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.

Điều 382 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND quy định tại khoản 1 Điều 382 nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án TAND cấp cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.

Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Khác với phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, tại phiên tòa giám đốc thẩm, tòa án thường không bắt buộc phải triệu tập những người tham gia tố tụng đến phiên tòa mà chỉ triệu tập đến khi cần thiết.

Theo Điều 383 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên thì phiên tòa giám đốc thẩm chỉ bắt buộc phải có đại diện VKS nhưng không bắt buộc phải triệu tập người đã bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm

Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định Hội đồng giám đốc thẩm khi xét xử có quyền ra những quyết định sau:

– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;

– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;

– Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

Tuy nhiên, quyết định giám đốc thẩm chỉ bị xem xét lại trong trường hợp có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao không biết được khi ra quyết định đó. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao kiến nghị, Chánh án TAND tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao mới phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thủ tục tái thẩm

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Về thẩm quyền kháng nghị, theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, gồm: Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

Cũng theo quy định tại Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

Mặt khác, điều luật trên còn quy định, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Điều 401 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật Hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì thời hạn không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nguồn: Luật sư Việt Nam Online

Công ty luật Dragon Hà Nội – Dịch vụ luật sư bào chữa tại Hà Nội

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai