Bình luận về Tội Che giấu tội phạm theo Bộ luật hình sự 2015

1455

Che giấu tội phạm được quy định tại Điều 18 bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Che giấu tội phạm là gì?

Che giấu tội phạm là hành vi của một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Che giấu tội phạm được quy định tại điều 18 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 18. Che giấu tội phạm1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Bình luận về Che giấu tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Che dấu tội phạm có được xem là đồng phạm hay không? Xem xét qui định tại Điều 17 về đồng phạm và các yếu tố cấu thành đồng phạm, chúng ta đã được hiểu rõ các dấu hiệu của nó. Tuy nhiên đối với hành vi che dấu tội phạm có sự khác biệt cơ bản ở những đặc điểm sau:

– Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên trừ đối tượng che dấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiện hình sự, đây là các đối tượng có mối quan hệ mật thiết với người phạm tội về huyết thống, hôn nhân mà pháp luật hình sự đã loại họ ra khỏi chủ thể của tội danh này. Việc loại bỏ xuất phát từ văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng qui định tại Điều 389 thì các chủ thể đặc biệt này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mà không có bất kỳ sự ngoại lệ nào.

– Sau khi một tội phạm khác đã hoàn thành: có sự tách biệt rõ ràng giữa các tội danh với các chủ thể độc lập. Đây chính là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa hành vi che dấu tội phạm và đồng phạm. Người phạm tội sau khi biết được một tội phạm đã được thực hiện, thay vì tố giác thì họ lại thực hiện các hành vi với mục đích nhằm che dấu tội phạm. Đây chính là sự giúp sức để một tội phạm né tránh việc bị phát hiện và xử lý theo qui định của pháp luật và tất nhiên việc giúp sức này không phải xuất phát do sự hứa hẹn trước đó mà nó chỉ xuất hiện vào thời điểm tội phạm đã được thực hiện. Nếu có sự hứa hẹn hoặc phân công trước đó thì đây là đồng phạm với vai trò giúp sức của tội phạm đã thực hiện.

– Biểu hiện của hành vi:

+ Che dấu người phạm tội: cho người phạm tội ẩn náu trong nhà mình hoặc một nơi nào khác hoặc biết người phạm tội đang ở đâu nhưng không khai báo và tìm mọi cách che dấu để người khác không biết được.

+ Che dấu dấu vết, tang vật của tội phạm: tương tự việc che dấu người phạm tội thì chủ thể của tội danh này cũng tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiếp xúc của đối tượng thứ ba.

+ Cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm: thể hiện ở các hành vi như cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật, xóa bỏ dấu vết của tội phạm, tiêu hủy các công cụ, phương tiện tội phạm…

Hành vi đồng phạm của người phạm tội là thể hiện sự xem thường pháp luật, chủ thể của hành vi không đấu tranh chống tội phạm mà lại góp phần che dấu, khuyến khích tội phạm thực hiện trên thực tế. Do vậy phải chịu trách nhiệm hình sự tương thích và một phần răn đe những ai có định ý bao che cho tội phạm.


Các tìm kiếm liên quan đến bình luận tội che giấu tội phạm: tội che giấu tội phạm bộ luật hình sự, xử lý hành chính hành vi không tố giác tội phạm, hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm, điều 313 bộ luật hình sự, điều 389 bộ luật hình sự 2015, điều 313 bộ luật hình sự 2015, bình luận tội không tố giác tội phạm, điều 313 tội che giấu tội phạm


Phân biệt che giấu tội phạm & không tố giác tội phạm

Tiêu chí Tội không tố giác tội phạm Tội che giấu tội phạm
Căn cứ pháp lý Điều 19, 390 Bộ Luật hình sự Điều 18, 389 Bộ luật hình sự
Lỗi Cố ý Cố ý
Định nghĩa Thực hiện bằng phương pháp không hành động. Lẽ ra người phạm tội khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện phải tố giác với cơ quan có thẩm quyền, nhưng họ đã không thực hiện trách nhiệm của mình. Khác với tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm được thực hiện khi tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác. Thực hiện bằng các hành vi: che giấu người phạm tội, che giấu các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc hành vi khác cản trở việc điều tra, xử lý người phạm tội. Những hành vi này được thực hiện một cách độc lập, sau khi người khác đã thực hiện tội phạm mà không hứa hẹn trước, vì vậy tội này không có đồng phạm, mà là tội phạm độc lập.
Miễn Giảm Người không tố giác là Ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Hình phạt Mức hình phạt đối với loại tội này: Điều 390 Bộ luật Hình sự quy định hình phạt đối với tội không tố giác tội phạm là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mức hình phạt đối với loại tội này: Điều 389 Bộ luật Hình sự quy định hình phạt đối với tội che giấu tội phạm là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Ngoài ra phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Các bạn nhớ lưu ý những đặc điểm trên để phân biệt Tội không tố giác tội phạm và Tội che giấu tội phạm nhé!

Tội đồng phạm và tội che giấu tội phạm

  1. Cơ sở pháp lý:

 – Điều 20 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
– Điều 21 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 
– Điều 313 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định rõ về mức xử phạt Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
– Các điều từ Điều 78 đến Điều 91 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
– Điều 93 (tội giết người); Điều 111, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ e m); Điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ e m); Điều 116, các khoản 2 và 3 (tội dâm ôô đối với trẻ e m); Điều 119, khoản 2 (tội mua bán phụ nữ);
– Điều 120 (tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ e m);
– Điều 133 (tội cướp tài sản); Điều 134 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 138, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 139, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 140, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 143, các khoản 2, 3 và 4 (tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
– Điều 153, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 154, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới); Điều 155, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 156, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 157 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 160, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 166, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 179, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng); Điều 180 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả); Điều 181 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 189, các khoản 2 và 3 (tội huỷ hoại rừng);
– Điều 193 (tội sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý); Điều 195 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý); Điều 196, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 197 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 198 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 200 (tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý); Điều 201, các khoản 2, 3 và 4 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác);
– Điều 206, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 221 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); Điều 230 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 231 (tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 232, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 236, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ); Điều 238, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);
– Điều 256, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người chưa thành niên);
– Điều 278, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 279, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 280, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 289, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 290, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
– Điều 311 khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử);
– Các điều từ Điều 341 đến Điều 344 về các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Tư vấn giải quyết tình huống

Theo quy định trên, người đồng phạm phải tham gia hoặc với vai trò trực tiếp thực hiện tội phạm ( được gọi là người thực hành) hoặc có thể có hành vi tổ chức, điều hành người khác thực hiện tội phạm ( gọi là người tổ chức) hoặc có thể kích động, dụ dỗ… người khác thực hiện tội phạm  ( gọi là người xúi giục) hay có hành vi cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội cho người khác ( người giúp sức). Như vậy, trong trường hợp này, chị bạn không phải là đồng phạm.
 Tuy nhiên, Bộ luật hình sự lại quy định về tội che giấu tội phạm, theo đó người che giấu tội phạm là người sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu về, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm. Như vậy, chị bạn phạm tội che giấu tội phạm, vì khi phát hiện việc trộm cắp tài sản cả cháu bạn mà không mang tài sản đó trình báo công an, mà lại che giấu, gây thiệt hại về tài sản cho người bị mất. Và hành vi che giấu tội phạm này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này quy định. Cụ thể, Điều 313 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định rõ về mức xử phạt Tội che giấu tội phạm. Như vậy nếu chị bạn phạm tôi che giấu tội trộm cắp tài sản, nên sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự với mức xử phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai