Cứu người là hành động đáng được trân trọng và khuyến khích, tuy nhiên đôi lúc hành động cứu người diễn ra sai cách sẽ dẫn đến hậu quả xấu hơn. Vậy trong trường hợp xấu nhất, việc cứu người sai cách dẫn đến chết người thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Đầu tiên cần làm rõ các yếu tố để cấu thành tội danh từ hành vi cứu người sai cách:
Về chủ thể: Đủ 16 tuổi trở lên, có thể chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Về mặt chủ quan:
– Yếu tố lỗi do tự tin bởi người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc xảy ra nhưng có thể ngăn ngừa
– Yếu tố lỗi do cẩu thả vì không nhận thấy trước hậu quả, mặc dù phải thấy và đáng lẽ phải thấy trước hậu quả.
(Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)
Về khách thể: Quyền sống của con người
Yếu tố khách quan:
– Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động.
– Hậu quả dẫn đến là chết người
Nếu trường hợp hành vi cứu người cấu thành các yếu tố như trên thì có thể xác định đã cấu thành tội danh “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngược lại, sẽ phải xem xét lại tội danh “Vô ý làm chết người” nếu yếu tố cấu thành tội phạm có thêm một trong số các yếu tố sau:
– Về yếu tố chủ thể: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì người từ 16 tuổi trở lên thì sẽ chịu mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định khác.
Đối với độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), tuy nhiên các tội phạm được đề cập tại đây thì không bao gồm tội phạm quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
– Trường hợp “Tình thế cấp thiết” theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự
– “Sự kiện bất ngờ” từ mặt chủ quan mà người cứu người trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp, hành vi cứu người sai cách dẫn đến chết người chịu trách nhiệm hình sự dưới tội danh “Vô ý làm chết người” sẽ có mức phạt như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt từ 01 năm đến 05 năm đối với tội danh vô ý làm chết người.
– Phạt tù từ 03 đến 10 năm khi làm chết 02 người trở lên.
Như vậy, hành vi cứu người dù đáng được tuyên dương nhưng trong một số trường hợp có thể việc cứu người không đúng cách sẽ làm sự việc mang lại hậu quả nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến tình huống chết người và hình phạt nặng nhất của tội danh Vô ý làm chết người lên đến 05 năm tù.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai