Điều 108 luật hình sự năm 1999 quy định:
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
PHÂN TÍCH CẤU THÀNH TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE:
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Đây là tội phạm được tách từ khoản 2 Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1985, ngoài những dấu hiệu như đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự, thì tội phạm này còn có thêm một trong hai dấu hiệu, đó là: người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính.
A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Khái niệm
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi thực hiện các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.
2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
2.1. Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.
2.2. Mặt khách quan
a) Về hành vi : Có hành vi vi pham quy tắc nghề nghiệp hoặc vi phạm các quy tắc hành chính dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
– Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực ( như y tế, giao thông,…)
Ví dụ: một y tá không kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc có mẫn cảm với bệnh nhân hay không, cho người bệnh uống dẫn đến bệnh nhân bị ngộ độc thuốc gây tổn hại sức khỏe.
– Hành vi vi phạm các quy tắc hành chính. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý, điều hành (hoạt động hành chính) cơ quan, tổ chức.
Ví dụ : Một nhân viên môi trường đô thị thực hiện nhiệm vụ chặt cây để tạo hành lang thông thoáng cho giao thông, tuy nhiên đã không thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn làm cây rơi khiến người đi đường bị thương tích.
– Lưu ý : Quy tắc nghề nghiệp và quy tắc hành chính là những quy định cụ thể hoặc những quy định có tính nguyên tắc để bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lĩnh vực, từng ngành hoặc trong quá trình quản lý điều hành cơ quan, tổ chức.
Quy tắc nói trên có thể được quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật , văn bản hành chính của cơ quan có thẩm quyền nhưng cũng có thể được quy định trong nội quy cơ quan, đơn vị đó.
b) Hậu quả : Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.
2.3. Về mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin).
2.4. Về chủ thể
Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).
3. Về hình phạt
– Phạt từ 6 tháng đến ba năm. Được áp dụng với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này .
– Ngoài việc áp dụng hình phạt chính, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội có thể bị: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến ba năm. Việc quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này là cần thiết, có tính phòng ngừa cao.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật miễn phí, online vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai