1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
PHÂN TÍCH TỘI DANH VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP.
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu được thực hiện bằng các biện pháp dân sự và hành chính, còn biện pháp hình sự chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) hình sự hóa các tội phạm liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với 2 nhóm tội: tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (Điều 170); tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171).
a. Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Điều 170 quy định việc xử lý hình sự đối với người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Người phạm tội bị xử lý như sau: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; Trong trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
b. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Điều 171 Bộ luật Hình sự quy định chỉ xử lý hình sự đối với hành vi cố ý xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại (Trường hợp vi phạm chưa thuộc phạm vi “quy mô thương mại” thì áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính để xử lý. Tuy nhiên, khái niệm “quy mô thương mại” hiện giờ vẫn chưa được làm rõ).
Các hành vi phạm tội xâm phạm quyền SHCN đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác (ngoài nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) đã được phi hình sự hoá để xử lý bằng các biện pháp khác.
Người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý như sau: Bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm; Bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm đối với trường hợp phạm tội có tổ chức; phạm tội nhiều lần; Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
b) Cấu thành tội phạm
Chủ thể: đặc biệt, là người có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ
Lỗi: cố ý
Hành vi: có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Các vi phạm đó có thể là:
– Tư vấn, thông tin sai về các nội dung có liên quan đến việc cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp
– Cản trở tiến trình bình thường của việc xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp
– Thu của khách hàng các khoản và các mức lệ phí quốc gia hoặc phí dịch vụ liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không đúng theo quy định.
Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chỉ bị coi là tội phạm nếu đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi đó mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng ở đây được hiểu là thiệt hại vật chất mà người có quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp phải gánh chịu.
c) Hình phạt
Khung cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm
Khung tăng nặng: phạt tù từ hai năm đến bảy năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các định khung tăng nặng quy định tại khoản 2.
Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm
Điều 170a. Tội xâm phạm quyền sở hữu tác giả, quyền liên quan
1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao ghi âm, bản sao bản ghi hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần..
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ:
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính
(Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.3 Chương này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
(Điều 212, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
(Điều 214, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 5.A.3.1 khoản (1) Chương này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
(Điều 215, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Trong các trường hợp sau đây, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
b) Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;
c) Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
đ) Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 170, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Người nào có thẩm quyền trong việc cấp văn bằng bảo hộ mà vi phạm quy định của pháp luật về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
(Điều 171, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khởi tố vụ án hình sự
(khoản 1, Điều 105, Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003)
Những vụ án về các tội phạm được quy định tại Điều 5.A.3.8 khoản (1)của Chương này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979
Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai