Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao

147

1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

2. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

3. Trường hợp Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.

Trường hợp Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.

Vụ án Hồ Duy Hải:

Chiều 8.5, phiên giám đốc thẩm do TAND Tối cao mở để xem xét kháng nghị của Viện KSND Tối cao về vụ án tử tù Hồ Duy Hải, đã ra quyết định.

Theo đó, công bố của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa, đã không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Buộc Hồ Duy Hải phải chấp nhận án tử hình tổng cộng hai tội: Giết người, Cướp tài sản.

Trước quyết định trên của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law firm), Vũ Ngọc Chi (Đoàn Luật sư Hà Nội) đã có trao đổi với Lao Động.

Luật sư Vũ Ngọc Chi: Việc Hội đồng thẩm phán không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, đối với  gia đình Hồ Duy Hải, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, họ cũng đã nắm được nhiều hơn các thông tin trong hồ sơ; nắm bắt được phần nào các tình huống xảy ra, thậm chí kể cả những vướng mắc, thiếu sót của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ việc. Ở mỗi góc độ, mỗi người sẽ có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau .

Do đó, nếu không thoả mãn với bất kỳ quyết định nào ở cấp giám đốc thẩm này, gia đình bị cáo có quyền làm đơn đề nghị người có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao theo quy định tại điều 404 Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Tôi nghĩ như thế cũng là xem xét đầy đủ về thành phần, về các tình tiết vụ việc. Tuy nhiên, tôi nghĩ nên cho bị cáo tham gia để xác minh lời phúc cung là tự nguyện nhận tội, không bị ép cung gì hoặc làm rõ không nhận tội thay ai.

Luật sư Trương Anh Tú: Tôi rất tin tưởng vào sự làm việc khoa học, nghiêm túc, công tâm đầy trách nhiệm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao; bởi đây là cơ quan tư pháp cao nhất trong việc xét xử và cũng là hội đồng dựa trên cơ sở những cá nhân rất giầu kinh nghiệm của ngành.

Tôi tin rằng với sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc như vậy thì chắc chắn quyết định đưa ra sẽ phải vô cùng đúng đắn. (Việt Dũng – Lao Động)

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai