Giám đốc thẩm trong vụ án hình sự

230

Giám đốc thẩm là một thủ tục trong tố tụng hình sự (và cả trong tố tụng dân sự, hành chính …) nhằm xem xét lại bản án hay quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Mà những “vi phạm nghiêm trọng” này có thể đã làm thay đổi bản chất vụ án, có thể làm oan, sai cho số phận một con người.

Về nguyên tắc, khi phát hiện có sai phạm nghiêm trọng, thì những người có thẩm quyền có trách nhiệm ra một văn bản gọi là “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm” để tiến hành giám đốc thẩm bản án/vụ án đó.

Luật quy định việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, không có giới hạn về thời gian. Đó cũng chính là lý do vì sao trong suốt nhiều năm qua, gia đình tử tù Hồ Duy Hải và các luật sư kiên định và liên tục đề nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm kết tội Hồ Duy Hải – vì cho rằng có nhiều vi phạm nghiêm trọng, có thể đã kết án oan (tôi dẫn ra ở đây như một trường hợp minh hoạ).

Một điểm đáng lưu ý, là nếu bản án bị giám đốc thẩm đồng nghĩa với việc Toà đã xử sai, kém và có thể phải bỏ tiền ra bồi thường cho người bị oan, bị thiệt hại … Chính vì vậy, phía Toà án thường hay đưa ra lý do là tuy có sai phạm nhưng “không nghiêm trọng” để từ chối việc kháng nghị giám đốc thẩm. Và đó cũng là lý do mà số lượng “dân oan”, “án kêu oan” ngày càng nhiều, gây áp lực và nặng nề trong toàn xã hội. Biết bao thân phận mỏi mòn.

Những người nào cần tham gia phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 383 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 có quy định về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm như sau:

– Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.

– Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.

Theo đó, Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.

Thời hạn điều tra lại, xét xử lại vụ án hình sự sau khi Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án

Căn cứ theo quy định tại Điều 289 Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 có quy định:

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung.

Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

;

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai