Khi nào thì được sửa bản án sơ thẩm vụ án hình sự?

151

Sửa bản án sơ thẩm vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm. Khi rơi vào các trường hợp đã được Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, Hội đồng xét xử hoàn toàn có thể sửa bản án sơ thẩm.

Sửa bản án sơ thẩm được quy định cụ thể, chi tiết tại điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900. 599. 979

Thứ nhất, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo

Khoản 1 điểu 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

  1. a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
  2. b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
  3. c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
  4. d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

  1. e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.”

Như vậy, khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm mới có quyền được sửa bản án sơ thẩm. Việc sửa bản án sơ thẩm trong trường hợp này thường theo hướng có lợi cho bị cáo. Cụ thể:

– Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo đã bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố là có tội và áp dụng hình phạt hoặc miễn hình phạt, nếu có căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiêm cho xã hội nữa”;

– Miễn hình phạt cho bị cáo, nếu có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự: “phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”;

– Áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự vê tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo;

– Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo;

– Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền, cảnh cáo); giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo;

– Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần dân sự của bản án sơ thẩm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với phần đó. Nếu thấy mức bồi thường thiệt hại mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định cao hơn mức thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm mức bồi thường đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự.

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, qua việc xét xử phúc thẩm vụ án, nếu có căn cứ, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm: áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn; giảm mức hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; giảm mức bồi thường thiệt hại, cho hưởng án treo hoặc giảm thời gian thử thách của án treo… đối với cả những người không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp này được quy định tại khoản 3 điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 “Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.”

Thứ hai, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo

Khoản 2 điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

“Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

  1. a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
  2. b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
  3. c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
  4. d) Không cho bị cáo hưởng án treo.”

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo theo hướng đó. Nếu Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai