Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự có quyền gì đối với các giai đoạn của cơ quan tố tụng?

16

Công ty luật Dragon là một trong những văn phòng luật sư uy tín chuyên giải đáp những thắc mắc liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân. Các bạn có những vướng mắc liên quan tới pháp luật vui lòng gửi Email tới: dragonlawfirm@gmail.com hoặc gọi điện tới tổng đài tư vấn 24/7: 1900.599.979.

Dưới đây là một trong những hàng ngàn câu hỏi đã được các luật sư và chuyên gia luật của Văn phòng luật sư Dragon trả lời.

Câu hỏi 16. Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự có quyền gì đối với các giai đoạn của cơ quan tố tụng? luật sư bào chữa ngoài việc vận dụng văn bản pháp luật hiện hành để là căn cứ bào chữa cho thân chủ thì có vận dụng những yếu tố nào khác?

Trả lời:

Thứ nhất: Quyền của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

“Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

  1. Người bào chữa có quyền:
  2. Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  3. Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  4. Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  5. Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

  1. Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
  2. Đề nghị tiến hành hoặt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  3. Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  4. kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  5. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
  6. Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
  7. Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  8. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  9. Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.”

Thứ hai: luật sư bào chữa ngoài việc vận dụng văn bản pháp luật hiện hành để làm căn cứ bào chữa cho thân chủ thì có vận dụng rất nhiều yếu tố khác nhau như dựa vào những án lệ, bản án đã có hiệu lực đối với tội danh tương tự để đưa ra nhận định cụ thể trực quan đối với hành vi của thân chủ nếu những bản án đó có lợi cho thân chủ. Ngoài ra luật sư có thể quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của thân chủ để đưa ra những định hướng bào chữa phù hợp. Có những trường hợp do hoàn cảnh sống khó khăn mà không phải do bản thân thân chủ mong muốn dẫn đến những hành vi phạm tội của thân chủ, điều này nên được dẫn chứng để thân chủ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Như vậy, ngoài việc tìm hiểu, vận dụng các văn bản pháp luật hiện hành để làm căn cứ bào chữa cho thân chủ thì luật sư cần tìm hiều toàn diện về nguyên nhân, quá trình vụ án diễn ra, cách khắc phục hậu quả, động viên tinh thần thân chủ đưa ra lời khai thành khẩn để luật sư có thể đưa ra phương án bào chữa hợp lý giúp thân chủ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về pháp luật cũng như nhu cầu thuê luật sư bào chữa, luật sư tranh tụng hay luật sư riêng. Quý khách là cá nhân hay tổi chức vui lòng liên hệ với Công ty luật Dragon qua các địa chỉ và số điện thoại sau:

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai