Luật sư bào chữa tư vấn trường hợp bên phía Việt Nam muốn Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự thì sẽ liên hệ qua cơ quan nào?

94

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cho tôi hỏi khi bên phía Việt Nam muốn Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự thì sẽ liên hệ qua cơ quan nào? Tôi rất mong sẽ nhận được câu trả lời trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Câu hỏi của anh Thành Vinh ở Lâm Đồng.

Khi bên phía Việt Nam muốn Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự thì sẽ liên hệ qua cơ quan nào?

Theo quy định tại Điều 4 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Trung Hoa năm 1998 về cách thức liên hệ như sau:

Cách thức liên hệ

1. Khi yêu cầu và thực hiện tương trợ tư pháp, hai Bên ký kết sẽ liên hệ với nhau thông qua cơ quan trung ương của mình, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác.

2. Cơ quan trung ương nói tại khoản 1 Điều này, về phía Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ tư pháp và viện kiềm sát nhân dân tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; về phía Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Theo quy định trên, khi bên phía Việt Nam muốn Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự thì sẽ liên hệ với nhau thông qua cơ quan trung ương của Việt Nam.

Và khi Trung Quốc thực hiện tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự mà Việt Nam yêu cầu thì cũng sẽ liên hệ với nhau thông qua cơ quan trung ương của Trung Quốc.

Văn bản yêu cầu Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự được viết dưới dạng ngôn ngữ nào?

Theo Điều 5 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Trung Hoa năm 1998 quy định về ngôn ngữ như sau:

Ngôn ngữ

Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được lập trên cơ sở Hiệp định này, phải gửi kèm theo bản dịch có chứng thực một cách hợp thức ra ngôn ngữ chính thức của Bên ký kết được yêu cầu hoặc ra tiếng Anh.

Theo đó, văn bản yêu cầu Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự được viết dưới dạng bản dịch có chứng thực một cách hợp thức ra ngôn ngữ chính thức của Bên ký kết được yêu cầu hoặc ra tiếng Anh.

Văn bản yêu cầu Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Trung Hoa năm 1998 quy định về yêu cầu tương trợ tư pháp như sau:

Yêu cầu tương trợ tư pháp

1. Yêu cầu tương trợ tư pháp phải gửi bằng văn bản và bao gồm những nội dung sau:

1) Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu;

2) Tên và địa chỉ của cơ quan được yêu cầu, nếu có thể;

3) Mô tả vụ việc, các vấn đề yêu cầu tương trợ và các thông tin cần thiết khác liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp;

4) Họ tên, giới tính, địa chỉ, quốc tịch, nghề nghiệp, ngày sinh và nơi sinh của những người có liên quan và tên gọi, địa chỉ của pháp nhân, nếu là pháp nhân;

5) Họ tên, địa chỉ của những người đại diện, nếu có, của những người có liên quan.

2. Nếu Bên ký kết được yêu cầu xét thấy những thông tin nêu trong yêu cầu chưa đầy đủ để giải quyết yêu cầu đó, thì Bên ký kết được yêu cầu có thể yêu cầu bổ sung thông tin.

3. Yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo phải do cơ quan yêu cầu ký và đóng dấu.

Như vậy, văn bản yêu cầu Trung Quốc tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự gồm những nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu.

+ Tên và địa chỉ của cơ quan được yêu cầu, nếu có thể.

+ Mô tả vụ việc, các vấn đề yêu cầu tương trợ và các thông tin cần thiết khác liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp.

+ Họ tên, giới tính, địa chỉ, quốc tịch, nghề nghiệp, ngày sinh và nơi sinh của những người có liên quan và tên gọi, địa chỉ của pháp nhân, nếu là pháp nhân.

+ Họ tên, địa chỉ của những người đại diện, nếu có, của những người có liên quan.

Và trong trường hợp nếu Bên phía Trung Quốc xét thấy những thông tin nêu trong yêu cầu chưa đầy đủ để giải quyết yêu cầu đó, thì Bên phía Trung Quốc có thể yêu cầu bổ sung thông tin.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai