Luật sư tư vấn tại tp hcm lĩnh vực thi hành án

92

Luật sư tư vấn lĩnh vực thi hành án

Hỏi: Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản trong cùng một bản án, quyết định được quy định như thế nào?
Trả lời:
Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người phải thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành.
Hỏi: Trường hợp nhiều người được thi hành các khoản khác nhau trên cùng một bản án, quyết định được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.Nếu trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà những người đó yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự và văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì văn phòng Thừa phát lại và Cơ quan thi hành án dân sự phải phối hợp với nhau trong thi hành án theo hướng dẫn tại khoản 2, Mục II của Thông tư này. 
Hỏi: Ai là người có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản kê biên, thanh toán tiền thi hành án?
Trả lời:
– Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải gửi các quyết định về thi hành án cho Chi cục Thi hành án dân sự nơi đặt Văn phòng; cung cấp thông tin và phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự có liên quan trong việc xử lý tài sản kê biên, thanh toán tiền thi hành án.Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với Trưởng văn phòng Thừa phát lại khác có liên quan trong việc xử lý tài sản kê biên, thanh toán tiền thi hành án. 
Hỏi: Văn bản của Trưởng văn phòng Thừa phát lại đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế phải có nội dung chủ yếu nào?
Trả lời:
– Văn bản của Trưởng văn phòng Thừa phát lại đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế phải có nội dung chủ yếu sau: Nội dung yêu cầu thi hành án của đương sự theo bản án, quyết định; điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; quá trình tổ chức thi hành án; biện pháp cưỡng chế thi hành án cần áp dụng; số lượng người, cơ quan tham gia bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện việc cưỡng chế thi hành án. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của văn phòng Thừa phát lại, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh phải ra quyết định cưỡng chế và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, đồng thời gửi quyết định và kế hoạch cưỡng chế cho Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.Trường hợp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh không đồng ý ra quyết định và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thì phải có văn bản trả lời văn phòng Thừa phát lại nêu rõ lý do. Nếu không đồng ý với việc từ chối ra quyết định và phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền khiếu nại đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh để xem xét ra quyết định giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp để xem xét ra quyết định giải quyết trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.Trưởng văn phòng Thừa phát lại chủ động liên hệ với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan Công an cấp huyện nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp tổ chức việc bảo vệ cưỡng chế theo quy định.

 

Hỏi: Miễn giảm thi hành án là gì?
Trả lời:
“Miễn thi hành án” là trường hợp người phải thi hành khoản tiền phạt, án phí theo bản án, quyết định của Toà án nhưng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định và hướng dẫn của Thông tư này nên được Toà án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ tiền phạt, án phí hoặc phần tiền phạt, án phí còn lại;
Hỏi: Nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Việc xét miễn, giảm thi hành án được tiến hành hàng quý trong năm, nhưng mỗi đối tượng phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm không quá một lần trong một năm. Trường hợp một người phải thi hành nhiều khoản tiền phạt, án phí trong nhiều bản án, quyết định khác nhau, thì đối với mỗi bản án, quyết định, người phải thi hành án chỉ được xét miễn hoặc giảm thi hành án một lần trong một năm.- Không xét miễn, giảm thi hành án đối với người có đủ điều kiện xét miễn, giảm nhưng kể từ ngày bị xử phạt tiền, buộc phải chịu án phí đến thời điểm xét miễn, giảm mà lại phạm tội mới.-  Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp lệ phí và các chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc điều tra, xác minh, lập hồ sơ, thụ lý hồ sơ và tổ chức xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí nghiệp vụ của Cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, Thi hành án cấp quân khu, Trại giam, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ việc đó.
Hỏi: Khi hết thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:
Khi hết thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:- Không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thu lợi bất chính lớn;

– Số tiền phạt còn lại từ hai mươi triệu đồng trở xuống;

– Không có tài sản, không có thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án (trừ trường hợp người phải thi hành án có tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án) hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được số tiền phạt còn lại.

Hỏi: Khi chưa hết thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:
Phải có đủ các điều kiện sau đây:- Có các điều kiện a và b được hướng dẫn tại tiểu mục 3.1 mục 3 phần I Thông tư 02/2005/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC–  Đã chấp hành được một phần hình phạt tiền, trừ trường hợp người chưa thành niên khi phạm tội;

– Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành hình phạt tiền còn lại hoặc lập công lớn.

Hỏi: Khi hết thời hạn mười năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về các loại tội phạm không phải là tội phạm về ma tuý hoặc người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) là người phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:
Để được miễn thi hành án phải có đủ các điều kiện sau đây:- Số tiền phạt còn lại từ hai mươi triệu đồng trở xuống;

– Không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án (trừ trường hợp người phải thi hành án có tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án) hoặc đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt, nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được số tiền phạt còn lại.

Hỏi:   Khi chưa hết thời hạn mười năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về các loại tội phạm không phải là tội phạm về ma tuý hoặc người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) là người phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn được miễn thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:

: Để được miễn thi hành án tropng trường hợp này  phải  có đủ các điều kiện sau đây:

–  Số tiền phạt còn lại từ hai mươi triệu đồng trở xuống;

–  Đã chấp hành được một phần hình phạt tiền, trừ trường hợp người chưa thành niên khi phạm tội;

–  Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được số tiền phạt còn lại hoặc lập công lớn.

 

Hỏi: Người phải thi hành khoản án phí nếu không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án, các điều kiện rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được miễn phần án phĩ còn lại trong các điều kiện nào?
Trả lời:
Người phải thi hành khoản án phí nếu không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án (trừ trường hợp người phải thi hành án có tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án) hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được số tiền án phí còn lại, được miễn thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:- Đã hết thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu đối với khoản án phí không có giá ngạch;

– Đã hết thời hạn mười năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu đối với khoản án phí có giá ngạch từ hai mươi triệu đồng trở xuống.

 

Hỏi: khi hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được giảm thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:
Khi hết thời hạn năm năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được giảm thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:- Không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn;-  Số tiền phạt còn lại từ trên hai mươi triệu đồng;

– Không có tài sản, không có thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án (trừ trường hợp người phải thi hành án có tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án) hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành được số tiền phạt còn lại.

Hỏi: Việc xử lý vi phạm  và giải quyết khiếu nại đối với người  có trách nhiệm liên quan đến việc hỗ trợ tài chính thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
Ng­ười có trách nhiệm liên quan đến việc hỗ trợ tài chính thi hành án nếu vi phạm các quy định tại Quyết định này phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; trong tr­ường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thư­ờng theo quy định của pháp luật.Mọi khiếu nại, tố cáo liên quan đến hỗ trợ tài chính thi hành án phải đ­ược giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Hỏi: Trách nhiệm hoàn trả khoản hỗ trợ tài chính để thi hành án vào ngân sách nhà n­ước được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm thu hồi, nộp ngân sách nhà n­ước số tiền, tài sản của ng­ời gây ra thiệt hại phải hoàn trả theo quy định của pháp luật. Số tiền, tài sản thu hồi từ ng­ười gây ra thiệt hại ở các tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc trung ­ương quản lý phải nộp vào ngân sách trung ­ương số tiền, tài sản thu hồi từ ng­ười gây ra thiệt hại ở các tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa ph­ương quản lý phải nộp vào ngân sách địa phương- Mức hoàn trả, phư­ơng thức hoàn trả thực hiện theo quy định của pháp luật về hoàn trả khoản tiền bồi th­ường  thiệt hại do công chức, viên chức nhà n­ước, ng­ười có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. 
Hỏi: Thẩm quyền quyết định hỗ trợ tài chính thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Kinh phí hỗ trợ thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc Trung ­ương quản lý do ngân sách trung ­uơng bảo đảm; kinh phí hỗ trợ để thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm.– Bộ trư­ởng Bộ Tài chính quyết định hỗ trợ tài chính từ ngân sách trung ­ương đối với khoản hỗ trợ đến1.000.000.000đ (một tỷ đồng).

– Thủ t­ướng Chính phủ quyết định hỗ trợ tài chính từ ngân sách trung ­ương đối với khoản hỗ trợ trên 1.000.000.000đ(một tỷ đồng)theo đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính.

–  Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định hỗ trợ tài chính từ ngân sách địa phư­ơng theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Hỏi: Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính gồm những giấy tờ gì?
Trả lời:
 Hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính thi hành án gồm:- Văn bản của tổ chức phải thi hành án đề nghị đ­ợc hỗ trợ tài chính thi hành án gửi cơ quan nhà n­ớc có thẩm quyền;- Bản án, quyết định dân sự có hiệu lực;

– Quyết định thi hành án;

–  Các tài liệu chứng minh về tình hình tài chính của tổ chức phải thi hành án;

– Bảng kê chi tiết các khoản phải thi hành án ( trừ các khoản phải nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định này ) và mức đề nghị đ­ược hỗ trợ;

– Báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết;

–  Các tài liệu khác có liên quan.

Hỏi: Thủ tục hỗ trợ tài chính để thi hành án đối với tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách địa ph­ương được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tổ chức phải thi hành án lập hồ sơ đề nghị ngân sách địa ph­ương hỗ trợ tài chính để thi hành án gửi cơ quan tài chính cùng cấp;- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ và đề nghị của tổ chức phải thi hành án, cơ quan tài chính cùng cấp của tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra điều kiện và xét duyệt mức hỗ trợ thi hành án, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp;- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đ­ợc hồ sơ và ý kiến đề nghị của cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cùng cấp của tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm căn cứ các quy định hiện hành về phân cấp ngân sách của địa phư­ơng, xem xét, quyết định hỗ trợ tài chính từ ngân sách địa phư­ơng để thi hành án hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định. Việc hỗ trợ tài chính thi hành án phải đồng thời thông báo cho cơ quan thi hành án và tổ chức phải thi hành án biết để thực hiện.
Hỏi: Đối t­ượng đ­ợc hỗ trợ tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong một bản án, quyết định dân sự là cơ quan, tổ chức do Nhà n­ước thành lập, hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà n­ước cấp gồm những cơ quan, tổ chức nào?
Trả lời:
Đối t­ượng được hỗ trợ tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong một bản án, quyết định dân sự là cơ quan, tổ chức do Nhà n­ước thành lập, hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà n­ước cấp (sau đây gọi tắt là tổ chức phải thi hành án), gồm:-  Cơ quan nhà n­ước;-  Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà n­ước cấp;

–  Đơn vị sự nghiệp do Nhà n­ước thành lập, đ­ược ngân sách nhà n­ước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động;

– Đơn vị thuộc lực l­ượng vũ trang đ­ợc Nhà n­ớc bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

 

Hỏi: Tổ chức phải thi hành án được hỗ trợ tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện nào?
Trả lời:
Tổ chức phải thi hành án nêu tại Điều 1 Quyết định  số 136/2005/QĐ-TTg  được  hỗ trợ tài chính để thực hiện nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau đây:- Việc thi hành án làm cho tổ chức phải thi hành án bị ảnh h­ưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ đ­ược  giao; phải ngừng hoạt động; bị giải thể hoặc ảnh h­ưởng đến an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng.- Sau khi tổ chức phải thi hành án đã áp dụng mọi biện pháp tài chính cần thiết theo quy định của pháp luật mà vẫn không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc chỉ có khả năng thực hiện một phần nghĩa vụ thi hành án.

 

Hỏi: phạm vi hỗ trợ thi hành án được quy định như thế nào?
Trả lời:

–  Hỗ trợ tài chính để thi hành án chỉ thực hiện đối với việc thanh toán tiền thi hành án cho ng­ời đ­ược thi hành án.

– Không hỗ trợ để thi hành án đối với những khoản phải nộp vào ngân sách nhà n­ớc và những khoản phải nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xét xử và thi hành án, bao gồm:

+ Án phí, lệ phí toà án;

 

+ Tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính;

+ Các chi phí phát sinh liên quan đến việc tổ chức thi hành án thuộc trách nhiệm chi trả của tổ chức phải thi hành án.

– Kinh phí hỗ trợ tài chính để thi hành án không đ­ược sử dụng vào mục đích khác.

Từ khóa: luật sư sài gòn, công ty luật sài gòn, văn phòng luật sư sài gòn, luật sư tại sài gòn, công ty luật tại sài gòn, văn phòng luật sư tại sài gòn, luật sư tp hcm, công ty luật tp hcm, văn phòng luật sư tp hcm, luật sư tại tp hcm, công ty luật tại tp hcm, văn phòng luật sư tại tp hcm

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai