Tội giết người với lỗi cố ý nhưng phạm tội chưa đạt thì xử lý thế nào ?

196

Giết người chưa đạt (chưa thành) thì có được miễn trách nhiệm hình sự không ? Giết người khác vì mục đích, động cơ đê hèn thì bị xử lý như thế nào ? Mức phạt và trách nhiệm bồi thường với hành vi giết người ? … và một số vướng mắc khác liên quan sẽ được luật sư giải đáp cụ thể:

1. Tội giết người chưa đạt thì xử lý thế nào ?

Thưa luật sư! Tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: Trong đám cưới bố tôi có bị một người dùng cốc nước hất vào mặt sau đó còn đe dọa “Trong tối hôm nay bố con tao sẽ giết mày” (Có nhiều người làm chứng, nhà tôi ở xa, phải đi qua cánh đồng và hơn nữa phải đi qua nhà người kia). Ngay trong tối hôm đó người này cùng với hai người con trai chặn đường đập xe của bố tôi(dùng gậy và gạch),sau đó còn hành hung bố tôi mặc dù lúc đó có sự can thiệp và can ngăn của một công an viên(nhân viên an ninh phụ trách khu vực).
Nhưng 3 bố con nhà kia xô ngã công an viên kia và tiếp tục hành hung bố tôi.Sau khi bị nhiều người can ngăn,bố tôi có vùng dậy chạy thoát được nhưng sau đó vẫn bị ba bố con người kia truy đuổi và hô hào nhau ”tìm giết nó”nhưng may mắn được nhiều người giúp đỡ mấy người kia sau đó không tiếp tục làm hại bố tôi được nữa.
Cho tôi xin hỏi luật sư là như thế đã bị quy vào tội cố ý giết người nhưng không thành chưa ? ba bố con nhà kia đã từng bị xử lý về tội hành hung người có sử dụng vũ khí rồi,nhiều lần bị nộp phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng. Luật sư có thể sớm tư vấn giúp tôi được không ạ ?
Tôi xin trân thành cảm ơn !

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Tội giết người quy định như sau:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người. Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người. Tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội được coi là tội giết người chưa đạt (khi có lỗi cố ý trực tiếp) hoặc là tội cố ý gây thương tích (khi có lỗi cố ý gián tiếp). Mục đích và động cơ phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội giết người và được quy định là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt.

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Trường hợp của bạn chưa có hậu quả chết người xảy ra, và bố bạn cùng lúc bị 3 người tấn công và hành hung cùng với các vũ khí ” gậy, gach” với mục đích là giết người. Vậy đây có thể coi là phạm tội giết người chưa đạt. Theo quy định tại điều 57 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như sau:

Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, trong sự việc mà bạn trình bày với chúng tôi, ba bố con nhà kia là cố ý giết người, thêm vào đó lại là trường hợp giết người có tổ chức, đã có sự bàn bạc trước đó vì phải có sự bàn bạc thì mới nói rằng “Tối nay bố con tao sẽ giết mày”, bên cạnh đó còn sử dụng hung khí là gậy và gạch, đã từng bị xử về tội hành hung người có sử dụng hung khí, ngoài ra còn từng vài lần bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự nơi công cộng. Căn cứ vào những yếu tố đó, nếu xét theo Điều 123 trên thì mức án cao nhất của tội này là tử hình. Tuy nhiên, ở đây họ phạm tội chưa đạt, vì sự việc chết người chưa xảy ra. Do đó, theo quy định tại Điều 57 trên, thì đối với hành vi của bố con ông này, mức phạt cao nhất có thể áp dụng là 20 năm tù.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

2. Phải làm sao khi bị chồng dọa giế t?

Thưa luật sư, tôi có một người chị thường xuyên bị chồng đánh, nhiều lúc còn muốn giết chị, gia đình tôi ngăn cản không được. Sau đó, chị tôi đi nước ngoài, cũng được gần một nay nay, giờ chị tôi chuẩn bị về nước thì nhận được một nhắn đe dọa từ người chồng rằng sẽ giết chị ấy và vài người nữa. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của chị tôi thì phải giải quyết như thế nào?
Tôi xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tội giết người như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Nếu việc chồng của chị bạn dọa giết chị ấy mà có căn cứ khiến cho chị của bạn lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì chị của bạn có thể tố giác với cơ quan có thẩm quyền về hành vi này của người chồng để cơ quan có thẩm quyền khởi tố về tội đe dọa giết người.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng ./.

3. Dưới 18 tuổi mà giết người do phòng vệ thì pháp luật xử lý thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Nếu có 1 người, khoảng 16 tuổi, tạm gọi là A. Một lần đi về khuya, lúc đó khoảng 10 giờ hơn, thì bị 2 người lạ mặt (tầm 30 tuổi) chặn đầu đòi đưa tiền ra. Anh ấy nói không có rồi quay đầu định chạy đi thì bị chúng kéo lại và đánh. Lúc đó đường khá vắng vẻ, xung quanh tối om.
Trong lúc hoảng loạn, A vớ lấy chai rượu thủy tinh bị vỡ ở gần đó đâm chết 2 kẻ côn đồ. Nếu có sự việc như vậy diễn ra thì aAsẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ạ?
Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Theo như trường hợp trên, A có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Theo đó, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là cố ý tước đoạt tính mạng của người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức một cách không cần thiết.

Như vậy, A đã có hành vi chống trả lại quá mức cần thiết khiến hai thanh niên kia tử vong, vì vậy A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ 2 đến 5 năm tù.

A 16 tuổi nên theo quy định Điều 12Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì A phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tuy nhiên, căn cứĐiều 101Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.Chính vì vậy, mức hình phạt của A sẽ không quá ba phần tư mức phạt tù của khoản 2 Điều 126Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Cố ý giết vợ thì hình phạt phải chịu như thế nào ?

Thưa luật sư, em có câu hỏi muốn được giải đáp ạa có ý định giết chị c (là vợ của a) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị c làm chị c bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, a tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây.Chị c không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 điều 123 blhs.

Câu hỏi:

1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của a đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên ?

2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên ?

3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của a ?

Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội giết người như sau:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

1. Lỗi của A là lỗi cố ý trưc tiếp

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Về mặt lý trí

Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.

Về mặt ý chí

Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, điều này thể hiện qua hành vi của họ , những hành vi này nhằm mục đích đi đến hậu quả mà người phạm tội mong muốn.

Vậy đối chiếu với trường hợp của A thì lỗi của người này là lỗi cố ý trực tiếp.

2. Mặt khách quan của tội Giết người
Người phạm tội có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống , như trường hợp của A đó là bỏ thuộc độc vào ấm thuộc và trộn thuốc ngủ vào bột sắn, không cứu giúp người vợ khi người vợ nguy kịch .

3. Hình phạt với A

Giai đoạn thực hiện tội giết người của A đó là giai đoạn phạm tội đã đạt đã hoàn thành , Hoàn thành về mặt hành vi , và đạt được mục đích là làm nạn nhân tử vong .

Lần thứ nhất khi bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của người vợ , B thuộc trường hợp phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt , đã hoàn thành với mức hình phạt bằng 3/4 mức hình phạt nếu là phạt tù có thời hạn của tội giết người mà tòa án tuyên .

Mặt khác tại lần thứ 2 , A phạm tội giết người với động cơ như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…) thì thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn .

Vậy A sẽ phạm tội thuộc điểm q khoản 1 điều 123 nêu trên với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Trách nhiệm Hình sự về tội giết người ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 20/9/2013, B là công dân Việt Nam đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của H (công dân Lào) 10 ngàn USD quy đổi thành tiền VNĐ là 250 triệu đồng. Ngày 20/10/2013 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá nhân nên B đã có hành vi giết chết C (công dân Lào) nhưng cơ quan tư pháp của Lào không biết. Sau khi về Việt Nam, các hành vi phạm tội nêu trên của B bị phát hiện và B bị bắt giữ.Xin hỏi:

1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không. Tại sao ?

2. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không. Tại sao ? (biết rằng BLHS của Lào có quy định tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản)

3. Khẳng định tội giết người (điều 93 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai. Tại sao ?

Xin cảm ơn luật Dragon đã tư vấn.

Luật sư tư vấn:

1. Tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà B thực hiện tại Lào có thể bị truy cứu TNHS theo luật hình sự Việt Nam không? Tại sao?

Khoản 1 Điều 6 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

Như vậy, nếu như công dân Việt Nam hoặc người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong Bộ luật hình sự. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam ở bất cứ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.

2. B có thể bị truy cứu TNHS về tội giết người và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự của Lào không? Tại sao?

Căn cứ Điều 54 Hiệp định tương trợ tư pháp dân sự và hình sự giữa Việt Nam vào Lào quy định nghĩa vụ truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Nước ký kết này có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của Nước ký kết kia về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của mình đã có hành vi phạm pháp trên lãnh thổ của Nước ký kết yêu cầu, phù hợp với pháp luật của nước mình.

Khi có yêu cầu của Nước ký kết, Nước ký kết được yêu cầu có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân của Nước ký kết yêu cầu đã phạm pháp và có mặt trên lãnh thổ của Nước ký kết được yêu cầu.

2. Văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của người bị hại được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo thể thức đã được quy định trong pháp luật của Nước ký kết này sẽ có giá trị pháp luật trên lãnh thổ của Nước ký kết kia.

3. Người bị hại trong vụ án hình sự có quyền chống án hình sự tại các Toà án của Nước ký kết như công dân của Nước ký kết có Toà án tiến hành xét xử hình sự.

Vậy B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nếu như có văn bản yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của Việt Nam tới Lào theo quy định trên.

Khoản 3 Điều 31 Chương II, Hiến pháp Việt Nam 2013 đã quy định rõ: “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm”. Do đó nếu B quay về Việt Nam mới bị phát hiện ra hành vi phạm tội và đã bị bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam thì B sẽ không bị xử lý theo quy định của pháp luật Lào nữa.

3. Khẳng định tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai ?

Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:

– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Điều 9. Phân loại tội phạm5

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Như vậy, để xác định tội phạm có phải là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hay không thì căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với từng tội. Nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình thì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai