Điều 160: Tội đầu cơ. Bộ luật Hình sự năm 1999

63

Điều 160 quy định tội đầu cơ

1.  Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm  hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm  năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng đầu cơ có số lượng rất lớn;

đ) Thu lợi bất chính rất lớn;

e)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Hàng đầu cơ  có số lượng đặc biệt lớn;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau về tội đầu cơ:

Khoản 1 Điều 160 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI ĐẦU CƠ:

Đầu cơ là một tội phạm kinh tế được quy định trong điều 165 Bộ luật hình sự. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm này, tuy nhiên, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội đầu cơ chưa cao, và như báo Đảng đã nhận định : Hiện nay bọn đầu cơ, buôn lậu, tích trữ, buôn bán hàng quốc cấm…ráo riết hoạt động, tiếp tục tiến công vào trận địa xã hội chủ nghĩa một cách ác đôc, xảo quyệt, gây rối loạn thị trường, gây tâm lý không ổn định trong nhân dân[1].

Trước tình hình nói trên, việc nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội đầu cơ là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.

Trong Hội nghị Hội đồng thẩm phán “Sơ kết công tác xét xử các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” năm 1985, đồng chính Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã nhận định: “…Công tác đấu tranh chống loại tội xâm phạm trật tự quản lý thị trường nói chung và công tác xét xử của Toà án nói riêng còn nhiều khó khăn và còn mắc nhiều khuyết đỉêm – nhiều bản án còn định tội lầm lẫn giữa đầu cơ với các tội kinh doanh trái phép; buôn lậu (nội địa), buôn lậu qua biên giới; cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính hoặc tham ô… Việc vận dụng đường lối xử lý hành chính đã truy tố và xét xử hình sự; ngược lại có vụ án người bi phạm rất nghiêm trọng, đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng đã không truy tố, xét xử quá nặng hoặc quá nhẹ, hoặc tuỳ vụ án cùng tính chất và mức độ phạm tội nhưng mức án chênh lệch nhau quá xa giữa các địa phương không đảm bảo tính thống nhất của pháp luật”2.

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hậu quả nêu trên, theo chúng tôi là cho đến nay chưa có sự thống nhất trong cách  hiểu và áp dụng điều luật quy định về tội đầu cơ.

Vì vậy, tìm hiểu khía niệm tội đầu cơ, nghiên cứu nội dung điều 105 quy định tội đầu cơ là một việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luật và thực tiễn.

Theo lời văn trong khoản điều 165 Bộ luật hình sự thì có thể hiểu tội đầu cơ là hành vi mua vét hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá, lương thực, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ của một người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nhằm bán lại để thu lợi bất chính. Nội dung của khoản 1 bao hàm tất cả mọi trường hợp phạm tội đầu cơ, vì vậy đây chính là cấu thành cơ bản của tội đầu cơ – cấu thành mà chúng ta cần phân tích để tìm hiểu nội dung của tội đầu cơ. Để hiểu rõ khái niệm tội đầu cơ chúng tôi chỉ phân tích sâu những dấu hiệu bắt buộc về 4 yếu tố cấu thành cơ bản của tội đầu cơ như đã nêu trên.

Về mặt khách quan của tội đầu cơ: trong khoản 1 điều 165 khi quy định các hành vi vi phạm tội đầu cơ, ngoài hành vi “mua vét” người làm luật không đề cập một hành vi nào khác. Như vậy “mua vét” là dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc và đầy đủ trong mặt khách quan của tội đầu cơ. Điều này có nghĩa là, cùng với các dấu hiệu cần thiết, bắt buộc khác về khách thể, về mặt chủ quan, về chủ thể của tội phạm, hành vi “mua vét” đã đủ cấu thành tội đầu cơ hoàn thành. Bán lại hàng hoá không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đầu cơ. “Bán lại hàng hoá” sẽ là dấu hiệu (nhưng không bắt buộc) trong mặt khách quan của tội đầu cơ, nếu kẻ đầu cơ đã thực hiện được hành vi đó. Còn nếu kẻ phạm tội mới chỉ thực hiện được hành vi mua vét, thì “bán lại” lúc này phải là dấu hiệu bắt buộc  trong mặt chủ quan của tội đầu cơ với ý nghĩa là mục đích của việc mua vét. Tích trữ cũng khổng phải là dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ. Địa điểm mua vét, người mua vét đều không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội đầu cơ. Kẻ đầu cơ mua vét hàng hoá ở đâu, mua ở thị trường tự do hay thị trường có tổ chức, mua xong có bán lại ngay hay tích trữ, bán ở đâu, bán với giá nào, đã thu lợi hay chưa thu lợi, thu lợi nhiều hay ít hoặc thậm chí không thu lợi, điều đó không làm thay đổi ý nghĩa pháp lý của hành vi “mua vét” như một dấu hiệu bắt buộc nêu trên chỉ có ý nghĩa trong quá trình quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

Hiện nay, có một số người cho rằng quy định trong mặt khách quan của tội đầu cơ tại điều 165 chưa đầy đủ vì lý do thiếu dấu hiệu bắt buộc “bán lại” hàng hoá như thông nthường quy định về tội đầu cơ trong luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô (điều 154 Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Nga và các điều luật tương ứng trong các bộ luật hình sự của các nước Cộng hoà liên bang). Theo quan điểm của chúng tôi, việc xây dựng các cấu thành tội phạm, hay nói cách khác việc tội phạm hoá một hành vi nguy hiểm cho xã hội và quy định những dấu hiệu bắt buộc trong từng cấu thành tội phạm cụ thể là tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước. Ở nước ta, trong mặt khách quan của tội đầu cơ điều luật chỉ quy định một dấu hiệu bắt buộc duy nhất là “mua vét”, hay nói cách khác thì điểm hoàn thành của tội đầu cơ được quy định ngay sau khi có hành vi “mua vét” là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống lại tội đầu cơ hiện nay.

Mua vét là dấu hiệu đặc trưng bắt buộc trong mặt khách quan của tội đầu cơ. Vậy mua vét là gì?

Mua vét ở đây được hiểu là mua một số lượng hàng hoá vượt quá nhu cầu tiêu dùng, dự trữ cần thiết cho sinh hoạt của bản thân và gia đình và nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của họ. Theo nội dung điều 1 Nghị Định số 46 ngày 10/5/1983 cuả Hội đồng Bộ trưởng thì có thể hiểu giá trị tối thiểu của số hàng hoá mua vét được coi là tội phạm là 20 nghìn đồng (tiền cũ). Điều 11 Nghị Định trên còn quy định trị giá hàng hoá đó do cơ quan quản lý giá địa phượng xác đinh theo giá trugn bình trên thị trường không có tổ chức trong thời gian xử lý vi phạm.

Như vậy, khi xem xét mua hàng hoá có phải là mua vét hay không, cần chú ý tới hai điểm: 1) Giá trị hàng hoá có đạt tới và vượt quá mức 20 nghìn đồng (tiền cũ) hay không; 2) trong thực tế, số lượng hàng hoá đã mua có vượt quá nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp của bản thân người muavà gia đình người đó hay không. Thiếu một trong hai điểm nêu trên, hành vi mua hàng hoá không được coi là hành vi mua vét, và hành vi đó không cấu thành tội đầu cơ.

Trong cấu thành cơ bản của tội đầu cơ quy định trong khoản 1 điều 165 không đề cập những dấu hiệu nói về thủ đoạn và phương pháp phạm tội đầu cơ mà trước đó đã được quy định trong điều 2 Pháp lênh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30/6/1982 là lợi dụng những khó khăn về kinh tế hoặc tạo ra những khó khăn về kinh tế. Trong thực tiễn, thủ đoạn và phương pháp phạm tội của bọn người đầu cơ muôn hình muôn vẻ, hành vi phạm tội của chúng được thực hiện không chỉ thông qua các thủ đoạn và phương pháp nêu trên. Vì vậy, việc đưa các dấu hiệu về thủ đoạn và phương pháp phạm tội ra khỏi cấu thành cơ bản và quy định trong các cấu thành với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhệ không những thể hiện kỹ thuật lập pháp của người làm luật mà còn có tác dụng mở rộng khái niệm tội đầu cơ đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội đầu cơ đang diễn biến nghiêm trọng trong thời gian hiện nay.

Về khách thể của tội đầu cơ. Để hiểu rõ khái niệm của tội đầu cơ và phân biệt tội đầu cơ với các tội phạm khác quy định trong chương Các tội phạm về kinh tế cần thiết phải xác định khách thể trực tiếp của nó.

Theo lý luận về luật hình sự, thì khách thể trực tiếp của một tội phạm là các quan hệ xã  hội bị hành vi tội phạm ấy trực tiếp xâm hại. Tuy nhiên, cho tới nay, các quan hệ xã hội nào là khách thể trực tiếp của nó.

Theo lý luận về luật hình sự, thì khách thể trực tiếp của một tội phạm là các quan hệ xã hội bị hành vi tội phạm ấy trực tiếp xâm hại. Tuy nhiên, cho tới nay, các quan hệ xã hội nào là khách thể trực tiếp của tội đầu cơ cũng còn đang là một đề tài tranh cãi. Xin dẫn dưới đây một vài ví dụ điển hình.

Trong bài “một số ý kiến về đường lối xét xử tội đầu cơ” đăng trong Tập san Toà án nhân dân số 3 năm 1984 tác giả bài báo viết: “Bản thân hành vi kinh doanh trái phép cũng có ảnh hưởng đến chính sách quản lý thị trường và giá cả nhưng không trực tiếp, mà quan hệ xã hội này đóng vai trò là khách thể trực tiếp trong tội đầu cơ” (trang 25); còn trong bài “phân biệt tội đầu cơ với tội kinh doanh trái phép” đăng trong Tập san Toà án nhân dân số 2 năm 1985 (trang 24) tác giả viết: “ khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép là các nguyên tắc, thủ tục về quản lý hành chính công thương nghiệp. Còn khách thể của tội đầu cơ là lợi ích của nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa, lợi  ích của người tiêu dùng”.

Theo chúng tôi cả hai quan điểm về khách thể trực tiếp của tội đầu cơ nêu trên đều chưa chính xác.

Như trên đã đề cập, khách thể trực tiếp của tội đầu cơ phải là những quan hệ xã hội bị hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ trực tiếp xâm hại. Trên cơ sở ấy, không thể coi lợi ích của nền kinh tế quốc dân Xã hội chủ nghĩa là khách thể trực tiếp của tội đầu cơ được vì hành vi mua vét hàng hoá không trực tiếp xâm hại đến nền kinh tế quốc dân mặc dù có gây thiệt hại cho nó thông qua việc xâm hại những mối quan hệ xã hội khác. Trong thực tế thì ngoài tội đầu cơ còn có một số tội phạm khác, ví dụ tội lưu hành sản phẩm kém chất lượng (điều 177), tội cố ý làm trái những quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (điều 147), tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa (điều 132), v.v…cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân.

Khác với một số nước Xã hội chủ nghĩa, ở đó đầu cơ được coi là một tội phạm kinh tế trong lĩnh vực thương nghiệp1. Ở nước ta, ngoài lĩnh vực thương nghiệp, cung ứng vật tư nông nghiêp, cung ứng vật tư xây dựng v.v…Các vụ đầu cơ xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân hoá học v.v… đều xâm phạm tới chính sách quản lý thị trường. Chính vì vậy, quan điểm cho chính sách quản lý thị trường là khách thể trực tiếp của tội đầu cơ là không đúng. Như trên đã phân tích, hành vi mua vét là dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ, nó cũng là dấu hiệu đặc thù chỉ được quy định trong điều 165 chứ không được quy định trong bất kỳ một điều luật nào khác của Bộ luật hình sự. Vì vậy, mối quan hệ xã hội nào bị hành vi mua vét trực tiếp xâm hại sẽ là khách thể trực tiếp của tội đầu cơ. Qua nghiên cứu các vụ án đầu cơ đã xảy ra thì thấy rằng, hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ được thực hiện ở một trong 2 trường hợp sau đây:

1. Kẻ phạm tội đã mua vét hàng hoá nhưng chưa bán lại được số hàng hoá đó để đạt được mục đích thu lại bất chính (tội phạm đã hoàn thành về hành vi nhưng chưa đạt được mục đích);

2. Kẻ phạm tội mua vét hàng hoá và đã bán lại hàng hoá để thu lợi bất chính (tội phạm đã hoàn thành về hành vi và đã đạt được mục đích);

Trong cả hai trượng hợp nêu trên, hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ đều trực tiếp xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thể hiện trong chính sách về lưu thông phân phối, chính sách quản lý giá cả của Nhà nước và lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.

Do hành vi mua vét hàng hoá của kẻ đầu cơ mà số hàng hoá, nhiên vật liệu không còn nằm trong mạng lưới lưu thông phân phối của Nhà nước nữa  và không được lưu thông (trao đổi, mua bán) theo những giá cả do nhà nước quy định. Hành vi mua vét của kẻ đầu cơ đã tạo ra sự khan hiếm giả tạo về hành hoá và nguyên vật liệu trên thị trường (kể cả thị trường có tổ chức và thị trường tự do), làm cho việc mua bán trao đổi diễn ra không theo đúng các quy định của Nhà nước về giá cả và về lưu thông phân phối. Chính vì hành vi mua vét hàng hoá và nguyên vật liệu nên số hàng hoá và nguyên vật liệu này không đến tay người sản xuất và người tiêu dùng. Nếu một kẻ đầu cơ thực hiện được cả hai hành vi là mua vét hàng hoá và bán lại hàng hoá nhằm thu lợi bất chính thì lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, chính sách lưu thông phân phối, chính sách quản lý giá của Nhà nước bị xâm hại hai lần. Lần thứ nhất, do hành vi mua vét hàng hoá của kẻ đầu cơ nên một số hàng hoá và nguyên vật liệu không còn nằm trong mạng lưới lưu thông phân phối của Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng không đuợc mua hoặc cung cấp số hàng hoá, nguyên vật liệu đó mà việc mua và nhận hàng hoá là quyền lợi chính đáng của họ. Sự khan hiếm giả tạo về một loại hàng hoá, nguyên vật liệu nào đó do kẻ đầu cơ đã mua vét theo sự biến động về giá cả đối với chính loại hàng hoá đó và một số loại hàng hoá khác.Sau khi tạo ra những khó khăn về kinh tế, cụ thể là tạo ra sự khan hiếm giả tạo về hàng hoá trên thị trường, kẻ đầu cơ bán ra số hàng hoá đã mua vét thì người sản xuất và người tiêu dùng lại phải chịu thiệt hại lần thứ 2 vì phải mua với giá không theo quy định (thông thường là cao hơn) và lại một lần nữa chính sách về quản lý giá cả, chính sách về lưu thông phân phối của nhà nước bị hành vi tội phạm của kẻ đầu cơ xâm hại.

Theo lời văn ở khoản 1 điều 165 thì hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem, phiếu, vé, giấy có giá trị phân phối hàng háo, lương thực, vật tư, hoặc cung ứng vật tư là đối tượng tội đầu cơ (đối tượng xâm hại). Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là có phải tất cả các loại hàng hoá hay chỉ một số loại hàng hoá nào đó mới là đối tượng của tội đầu cơ.

Theo thông tư liên ngành số 06-TTLN ngày 20/12/1982 của Bộ tư pháp, Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải thích Pháp lệnh ngày 30/6/1982 thì chỉ có các loại hàng hoá do Nhà nước thống nhất quản lý mới được coi là đối tượng đầu cơ. Ngoài ra, thông tư trên còn giải thích rằng: “Đối với những hàng hoá không thuộc diện Nhà nước quản lý còn khá rộng hiện nay nhất là các loại hàng quan trọng trong tiêu dùng, thì việc lợi dụng những khó khăn bất thường (thiên tai, dịch bệnh) hoặc có tính chất thời vụ (giáp hạt, các ngày lễ tết, khai trường…) mà dùng các thủ đoạn mua vét nói trên làm tăng thêm những khó khăn, đẩy giá lên cao, gây rối loạn thị trường một cách nghiêm trọng, cũng là tội đầu cơ”4.

Như vậy, theo quan niệm của các cơ quan ban hành thông tư liên ngành số 06-TTLN thì hàng hoá do Nhà nước thống nhất quản lý luôn được coi là đối tượng tội đầu cơ, còn những hàng hoá nhà nước không thống nhất quản lý sẽ là đối tượng tội đầu cơ khi kẻ mua vét lợi dụng hoặc tạo ra những khó khăn về kinh tế. Người đồng tình với quan điểm trên đã viết: “… Đối với những hàng hoá thuộc loại tư nhân được phép buôn bán trên thị trường tự do, nếu chỉ có hành vi mua bán kiếm lời không chính đáng như buôn bán không đăng ký, trốn thuế v.v…. thì không phải là đầu cơ mà chỉ là kinh doanh trái phép, vì không có yếu tố lợi dụng hoặc tạo ra những khó khăn về kinh tế”5

Theo chúng tôi, quan niệm về đối tượng tội đầu cơ như hiện nay không còn đúng với nội dung điều 165 và không phù hợp với bản chất của tội đầu cơ đang diễn ra trong thực tiễn.

Trước hết, coi yếu tô lợi dụng hoặc tạo ra những khó khăn về kinh tế trong khi mua vét hàng hoá là căn cứ để xác định hàng hoá đó có là đối tượng tội đầu cơ hay không (và thông qua đó xác định hành vi mua vét có là tội đâu cơ hay không) là không đúng với điều luật mới. Sau nữa, xét từ góc độ hình sự và góc độ tội phạm học đối với tội đầu cơ ta thấy rằng, mục đích của đầu cơ là thu lợi bất chính, và để thực hiện mục đích này kẻ phạm tội không từ một thủ đoạn và phương pháp nào. Mọi hành vi mua vét hàng hoá bao giờ cũng gây ra những khó khăn về kinh tế và mua vét bất kỳ thứ hàng hoá nào cũng đều trực tiếp xâm phạm tới chính sách về lưu thông phân phối, chính sách quản lý giá cả của Nhà nước, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.

Chính vì vậy, cần phải coi tất cả các loại hàng hoá,cho dù đó là hàng hoá nhà nước thống nhất quản lý hay không quản lý hay không quản lý, đều là đối tượng của kẻ đầu cơ. Theo chúng tôi quan điểm này phù hợp với quy định điều luật và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh chống tội đầu cơ trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Về mặt chủ quan của tội đầu cơ. Mặt chủ quan của tội đầu cơ bao gồm ba dấu hiẹu: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Trong tội đầu cơ, lỗi được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp. Kẻ đầu cơ biết trước được tính chất nguy hiểm của hành vi mua vét hàng hoá là xâm hại tới chính sách quản lý giá cả. Chính sách về lưu thông phân phối của nhà nước, lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng và đã mong muốn cho hậu quả xảy ra. Hành vi phạm tội của kẻ đầu cơ được thể hiện dưới hình thức hành động tích cực, cụ thể là mua vét hàng hoá nhămf bán lại để thu lợi bất chính. Trong thực tiễn, việc mua vét hàng hoá chỉ có thể được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của kẻ đầu cơ, và vì vậy đây cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội đầu cơ mặc dù nó không được quy định trong cấu thành cơ bản của tội đầu cơ trong khoản 1 điều 165.

Bán lại hàng hoá đã mua vét để thu lợi bất chính là mục đích của tội đầu cơ được quy định trong cấu thành của tội phạm. Nếu thiếu dấu hiệu nhằm bán lại hàng hoá để thu lợi bất chính thì hành vi mua vét hàng hoá sẽ không cầu thành tội đầu cơ. Các từ “nhằm” trước tập hợp từ “bán lại” và từ “để” trước tập hợp từ “thu lợi bất chính” đã khẳng định đây là mục đích duy nhất của tội đầu cơ. Mặt khác cần nói lên mối liên hệ khăng khít giữa hai dâú hiệu này. Mua vét không nhằm bán lại, hoặc mua vét nhằm bán lại không để thu lợi bất chính mà nhằm mục đích khác đều không coi là tội đầu cơ mà cấu thành một tội phạm khác.

Trong cấu thành cơ bản của điều 165 không quy định động cơ phạm tội đầu cơ. Động cơ phạm tội được hiểu là hoạt động tâm lý của kẻ phạm tội, thúc đẩy kẻ phạm tội thực hiện một hành vi phạm tội cụ thể. Trong tội đầu cơ, mục đích của kẻ phạm tội là thu được lợi ích vật chất thông qua việc tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán lại hàng hoá, hay nói như điều luật là thu lợi bất chính do mục đích thu lơị bất chính bao giờ cũng gắn liền với động cơ vụ lợi và vì vậy có thể coi vụ lợi cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội đầu cơ.

Chủ thể tội đầu cơ. Theo quy định của điểm 6 khoản 2 điều 58 Bộ luật hình sự thì tất cả mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài; người không có quốc tịch ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đều có thể là chủ thể của tội đầu cơ và chịu trách nhiệm hình sự theo điều 165.

Theo khoản 2 điều 8 Bộ luật hình sự thì đầu cơ cũng có thể là một tội ít nghiêm trọng (nếu hành vi phạm tội được định tội danh theo khoản 1 điều 165, và cũng có thể là một tội nghiêm trọng (nếu hành vi phạm tội được định tộidanh theo khoản 2 và khoản 3 điều 165). Vì vậy, căn cứ vào khoản 1 điều 58, thì những người ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội đầu cơ nếu hành vi phạm tội của họ được định tội danh theo khoản 2 và khoản 3 điều 165./.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979

Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai