Cách xác định nộp đơn kiện ở Tòa án nào?

88

VỤ ÁN DÂN SỰ – TRANH CHẤP DÂN SỰ

1. VỤ ÁN DÂN SỰ – Điều 26 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. Cấp Huyện  + Nơi bị đơn cư trú, làm việc+ Nơi bị đơn có trụ sở
Tòa Dân sự
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính. Cấp Tỉnh
Tòa Dân sự
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Cấp Huyện
Tòa Dân sự

2. VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – Điều 28 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn. Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc+ Nơi bị đơn có trụ sở
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
5. Tranh chấp về cấp dưỡng. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật. Cấp Huyện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên

3. VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI – Điều 30 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc+ Nơi bị đơn có trụ sở
Tòa Dân sự
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. Cấp Tỉnh
Tòa Kinh tế

4. VỤ ÁN LAO ĐỘNG – Điều 32 Bộ luật TTDS 2015

Loại tranh chấp Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cấp Huyện + Nơi bị đơn cư trú, làm việc+ Nơi bị đơn có trụ sở
Tòa Dân sự
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;

c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;

d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Cấp Huyện
Tòa Dân sự
4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động theo quy định
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết

VIỆC DÂN SỰ – YÊU CẦU DÂN SỰ

1. VIỆC DÂN SỰ – Điều 27 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cấp Huyện Nơi người bị yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
4. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. Cấp Huyện
Tòa Dân sự
5a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài. Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Dân sự
5b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc+ Nơi người gửi đơn có trụ sở
Tòa Dân sự
6. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Cấp Huyện Nơi tổ chức hành nghề công chức có trụ sở
Tòa Dân sự
7. Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Dân sự
8. Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 470 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cấp Huyện Nơi có tài sản
Tòa Dân sự
9. Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự. Cấp Huyện + Nơi cơ quan thi hành án có trụ sở hoặc+ Nơi có tài sản liên quan đến việc Thi hành án
Tòa Dân sự

 

Đối với các yêu cầu 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 trên đây thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết.

2. VIỆC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – Điều 29 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Cấp Huyện Nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Cấp Huyện Nơi 1 trong các bên thuận tình, thỏa thuận cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện + Nơi 1 trong các bên thỏa thuận cư trú, làm việc+ Nơi người con đang cư trú (trường hợp người khác yêu cầu)
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Cấp Huyện Nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Cấp Huyện Nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. Cấp Huyện Nơi một trong những người có tài sản chung cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
9a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài. Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Gia đình và người chưa thành niên
9b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc+ Nơi người gửi đơn có trụ sở
Tòa Gia đình và người chưa thành niên
10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Cấp Huyện Nơi người yêu cầu cư trú, làm việc
Tòa Gia đình và người chưa thành niên

 

Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (Yêu cầu 1) thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết

Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn (Yêu cầu 4) thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

3. VIỆC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI – Điều 31 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Cấp Huyện Nơi có trụ sở doanh nghiệp
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. Cấp Tỉnh Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại
Tòa Kinh tế
3. Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án. Cấp Tỉnh Nơi có cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa
Tòa Kinh tế
4a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Kinh tế
4b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc+ Nơi người gửi đơn có trụ sở
Tòa Kinh tế
5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. Cấp Tỉnh +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Kinh tế

4. VIỆC LAO ĐỘNG – Điều 33 Bộ luật TTDS 2015

Loại yêu cầu Tòa án cấp nào Tòa án ở đâu
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu. Cấp Huyện Nơi giao kết hoặc thực hiện HĐLĐ, Thỏa ước LĐ tập thể
Tòa Dân sự
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Cấp Tỉnh Nơi xảy ra cuộc đình công
Tòa Lao động
3a. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài.  Cấp Tỉnh + Nơi người phải thi hành bản án cư trú, làm việc+ Nơi người phải thi hành bản án có trụ sở

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Lao động
3b. Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. Cấp Tỉnh + Nơi người gửi đơn cư trú, làm việc+ Nơi người gửi đơn có trụ sở
Tòa Lao động
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài. Cấp Tỉnh +Nơi người phải thi hành phán quyết cư trú, làm việc+Nơi người phải thi hành phán quyết có trụ sở hoặc

+ Nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án

Tòa Lao động

 

Những tranh chấp, yêu cầu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện

trừ trường hợp:

Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam

Như vậy bạn đã có thể phân biệt được vụ án – tranh chấp dân sự dân sự và việc – yêu cầu dân sự chưa? Nếu bạn vẫn muốn có thêm sự so sánh tổng quát thì bạn có thể xem bảng dưới đây. Không phải là sự so sánh đầy đủ tất cả các tiêu chí nhưng sẽ là những tiêu chí cơ bản và tương đối để bạn có thể phân biệt một cách đơn giản:

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai