Bình luận và phân tích các điều kiện hành nghề luật sư theo Pháp lệnh luật sư 2001

217

Việt nam đang trong công cuộc  xây dựng và đổi mới đất nước. Chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Kinh tế tăng trưỏng vững chắc, chính trị ổn định.

Khi nền kinh tế thị trường phát triển, Luật pháp của chúng ta cũng đã có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội mới của đất nước.

Trong hoạt động tố tụng, vai trò của Luật sư đã ngày càng được xã hội coi trọng và là lực lượng không thể thiếu được trong đời sống xã hội.

Pháp lệnh của uỷ ban thường vụ quốc hội số 37/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 7 năm 2001 về luật sư (sau đây gọi tắt là pháp lệnh luật sư 2001) ra đời là một sự kiện lớn của những người làm công tác Luật sư trong nước.  Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời đã nâng cao, đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tư vấn pháp luật của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN.

Pháp lệnh luật sư 2001 ra đời cũng góp phần phát triển và củng cố đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của Luật sư và tổ chức Luật sư trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, tăng cường quản lý nhà nước đối với tổ chức Luật sư  và hành nghề Luật sư.

I. KHÁI NIỆM LUẬT SƯ.

 Ngay tại điều 1 pháp lệnh luật sư 2001 đã ghi rõ:

  1. Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.
  2. Bằng hoạt động của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế XHCN.

Luật sư là người có trình độ, kiến thức pháp luật. Được đào tạo chính quy, cơ bản.

luật sư là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bào chữa, tư vấn pháp luật.

Luật sư không những được đào tạo kiến thức pháp luật mà họ còn được đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề. Chính vì thế hơn ai hết họ là người giúp đỡ bị can, bị cáo hoặc tư vấn pháp luật cho tổ chức, cá nhân về mặt pháp lý có hiệu quả nhất.

II. ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Tại điều 7 pháp lệnh luật sư 2001 đã qui định rõ điều kiện hành nghề Luật sư:  “Người muốn được hành nghề Luật sư  phải ra nhập một đoàn Luật sư và có chứng chỉ hành nghề Luật sư. ”

Như vậy pháp lệnh đã quy định rõ: Một người muốn hành nghề luật sư thì phải thoả mãn hai điều kiện. Thứ nhất người đó phải là thành viên của một đoàn luật sư và thứ hai là phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.

1. Gia nhập một đoàn luật sư

Một người muốn trở thành luật sư. Trước hết người đó phải là công dân Việt nam,  đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật (có bằng cử nhân luật). Trong suốt bốn năm trời học ở trường đại học luật, người này được trang bị các kiến thức cơ bản về xã hội, pháp luật. Sau khi tốt nghiệp đại học, ai muốn theo đuổi nghề luật sư  thì phải đăng ký tham gia một khoá học đào tạo chuyên ngành luật sư. Tại đây, ngoài việc được nâng cao trình độ về pháp luật chúng ta còn được học, nghiên cứu sâu về  các kỹ năng hành nghề luật sư. Kết thúc khoá học, các học viên phải qua một kỳ thi để lấy Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Sau khi nhận Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, chúng ta phải tới một đoàn luật sư (nơi mình có hộ khẩu thường trú) đăng ký gia nhập đoàn luật sư.

Tất cả những điều kiện trên được cụ thể hoá tại điều 8 pháp lệnh luật sư 2001.

Điều kiện gia nhập Đoàn luật sư .

  1. Người có đủ các điều kiện sau đây thì được gia nhập Đoàn luật sư :

a)                      Là công dân Việt nam thường trú tại Việt nam;

b)                      Có trình độ đại học luật;

c)                      Tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở Việt nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo quy định tại điều 9 của pháp lệnh này;

d)                      có phẩm chất đạo đức tốt;

e)                      Không phải là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

  1. Những người sau đây không được gia nhập Đoàn luật sư :

a)                      Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;

b)                      Đang bị quản chế hành chính;

c)                      Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

d)                      Là cán bộ, công chức bị buộc thôi việc mà chưa gết thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết dịnh buộc thôi việc có hiệu lực.

Về thủ tục gia nhập Đoàn luật sư , pháp lệnh luật sư 2001 quy định tại điều10:

  1. Người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải làm đơn gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư của địa phương nơi mình cư trú. Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:

a)                      Sơ yếu lý lịch;

b)                      Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sỹ, tiến sỹ luật;

c)                      Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại điều 9 của pháp lệnh này;

d)                      Phiếu lý lịch tư pháp;

đ) Giấy tờ xác nhận nơi cư trú.

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ  ngày nhận được đơn xin gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, quyết định chấp nhận việc xin gia nhập Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 2 điều 41 của pháp lệnh này.

Trong pháp lệnh luật sư 2001 cũng có quy định một số trường hợp được miễn đào tạo nghề lụât sư. Tại điều 9 ghi rõ: Những người được miễn đào tạo nghề lụât sư.

  1. Người được công nhận là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
  2. người đã làm thẩm phán, kiểm sát viên từ 5 năm trở lên.
  3. Người đã làm điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lý cao cấp, nghiên cứu viên pháp lý cao cấp.

Sau khi được một Đoàn luật sư chấp nhận kết nạp. Chúng ta phải qua một thời gian tập sự là 2 năm.

Chúng ta phải tập sự tại một văn phòng luật sư. Văn phòng đó sẽ cử một luật sư kèm cặp, giúp đỡ, dạy nghề chúng ta. Tại đây chúng ta được làm quen với thực tế công việc, trực tiếp nghiên cứu hồ sơ (tất nhiên là dưới sự giám sát, kèm cặp của luật sư chính thức).

Trong thời gian 2 năm tập sự này, chúng ta phải tham gia bào chữa tối thiểu là 2 vụ án hình sự  và 2 vụ án phi hình sự. Thời gian này chúng ta chỉ được tham gia bào chữa các vụ án xét xử tại tòa án cấp huyện.

Vấn đề trên được quy định chi tiết tại điều 11 pháp lệnh luật sư 2001:

Tập sự hành nghề luật sư

  1. Người được gia nhập Đoàn luật sư , để trở thành luật sư phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư là 24 tháng, trừ trường hợp được giảm hoặc miễn thời gian tập sự theo quy định tại điều 12 của pháp lệnh này.
  2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với một tổ chức hành nghề luật sư để tổ chức đó cử luật sư hướng dẫn và có trách nhiệm giám sát, đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự.
  3. luật sư có trách nhiệm hướng dẫn luật sư tập sự theo sự phân công của văn phòng luật sư, Công ty hợp danh nơi luật sư hành nghề và chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của luật sư tập sự. Trong cùng một thời gian, một luật sư được hướng dẫn tối đa không quá 3 luật sư tập sự.

Luật sư tập sự chỉ được thực hiện các hoạt động nghề nghiệp theo sự phân công của luật sư hướng dẫn.

  1. Hết thời gian tập sự, luật sư tập sự phải qua một kỳ kiểm tra để đánh giá khả năng hành nghề luật sư.
  2. người đạt yêu cầu kỳ kiểm tra thì được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
  3. những người sau đây bị xóa tên khỏi danh sách luật sư tập sự:

a)                      tự nguyện xin ra khỏi Đoàn luật sư;

b)                      Vi phạm nghiêm trọng chế độ tập sự, điều lệ Đoàn luật sư hoặc các quy định khác của pháp lệnh này.

  1. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tập sự và thể thức kiểm tra hết tập sự.

Không phải tất cả luật sư đều phải trải qua thời kỳ tập sự. Tại điều 12 Pháp lệnh luật sư 2001 có quy định một số trường hợp được miễn giảm thời gian tập sự.

2. Xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

Sau 2 năm tập sự, chúng ta phải trải qua một kỳ kiểm tra hết tập sự. Ai vượt qua được kỳ kiểm tra này mới được Đoàn luật sư đề nghị Bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Vấn đề này được quy định tại điều 13 Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

  1. Người đạt yêu cầu kỳ kiểm tra hết tập sự và người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư  thì được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị Bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
  2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có:

a)                      Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư;

b)                      Sơ yếu lý lịch;

c)                      Phiếu lý lịch tư pháp;

d)                      Bản sao bằng cử nhân luật hoăc bản sao bằng thạc sĩ, tién sĩ luật;

đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư  theo quy định tại điều 9 của pháp lệnh này.

e)                      Nhận xét của luật sư hướng dẫn về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức của luật sư tập sự  có xác nhân của tổ chức hành nghề luật sư, trừ trường hợp được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại điều 12 của pháp lệnh này.

g) Kết quả kiểm tra hết tập sự hoặc giấy tờ chứng nhận là đối tượng thuộc trường hợp được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại điều 12 của pháp lệnh này.

h)                      Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư của Ban chủ nhiệm  đoàn luật sư.

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho người làm đơn; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người làm đơn và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Người bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định tại khoản 1 điều 41 của pháp lệnh này.

  1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư được hành nghề với đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của luật sư.

                                    III. HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Sau một thời gian dài với rất nhiều gian nan thử thách. It nhiều chúng ta cũng đã tích lũy được những kiến thức nhất định về pháp luật, kỹ năng hành nghề, kinh nghiệm thực tế. Tất nhiên chúng ta phải hiểu rằng tất cả những cái này mới chỉ là rất khiêm tốn. Muốn trở thành một luật sư giỏi chúng ta phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, tu dưỡng đạo đức. Từ bây giờ chúng ta đã có thể độc lập hành nghề, chúng ta tự hào vì đã trở thành một luật sư chính thức.

Lúc này chúng ta có thể chọn một trong hai hình thức để hành nghề luật sư.

Điều 17 pháp lệnh luật sư 2001 quy định Hình thức tổ chức hành nghề luật sư:

  1. Văn phòng luật sư.
  2. Công ty luật hợp danh.

Luật sư có thể lựa chọn một trong hai hình thức quy định tại điều này để hành nghề luật sư.

IV. KẾT LUẬN

Điều kiện hành nghề luật sư đã được quy định rất chi tiết và cụ thể trong Pháp lệnh luật sư 2001. Điều đó giúp cho luật sư được dễ dàng hơn trong việc học tập và phấn đấu để trở thành luật sư. Môi trường nhà nước, xã hội và pháp luật luôn luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho nghề luật sư phát triển. Giờ đây mỗi luật sư càng cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trau dồi đạo đức, tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện tốt ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Nhằm thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình là bảo vệ công lý và công bằng xã hội.

Pháp lệnh luật sư 2001 cũng góp phần cho luật sư hoạt động tác nghiệp được dễ dàng và thuận lợi hơn. Góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền, thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Công ty luật Dragon

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai