Cần quy định chi tiết hơn quy định luật sư bào chữa được gặp thân chủ đang bị tạm giam

90

Khi làm luật sư bào chữa chi bị can, bị cáo tùy vào yêu cầu của thân chủ, luật sư có thể tham gia tố tụng từng giai đoạn khác nhau, theo đó sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa (GCNNBC) của cơ quan đang thụ lý vụ án: cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát nhân dân hoặc tòa án nhân dân. Sau khi được cấp GCNNBC, luật sư có quyền được gặp bi can, bị cáo đang bị tạm giam.

Quyền được gặp bị can, bị cáo là quyền luật định, là một trong những quy định giúp luật sư thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo đang bị tạm giam và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, lâu nay quyền này của luật sư đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc, nhất là trong giai đoạn điều tra, thậm trí có trường hợp luật sư tỏ ra rất bức xúc vì nhiều lần đến trại tạm giam mà không gặp được thân chủ của mình.

Là một Luật sư hành nghề hơn 10 năm, Công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư Hà Nội khi bước vào nghề luật sư, tham gia tranh tụng trong các vụ án hình sự, ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thấy việc thực hiện quyền được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam trong giai đoạn kết thúc điều tra thuận lợi. Còn khi thực hiện quyền được gặp bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra vẫn bị hạn chế, có lúc cũng gặp trở ngại.

Cùng là giấy chứng nhận người bào chữa, cùng một quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự ( điểm e, Khoản 2, Điều 58), Quy chế về tạm giữ, tạm giam( ĐIều 21,22 Nghị định số 89/1998/NĐ- CP Ngày 7/11/1998 của Chính phủ dã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 98/2002/NĐ – CP ngày1/2002) Những quyền luật sư được gặp bị can đang bị tạm giam trong giai đoạn điều tra bị hạn chế hơn rất nhiều so với giai đoạn tố tụng còn lại.

Luật sư có thể dùng GCNNBC do viện kiểm sát hoặc tòa án cấp để gặp bị can, bị cáo trong giai đoạn kết thúc điều tra một cách thuận lợi. Tuy nhiên, tại giai đoạn điều tra luật sư không thể dùng GCNNBC do cơ quan cảnh sát điều tra cấp để tự ý đến trại giam gặp bị can được.Với GCNNBC này, luật sư chỉ được quyền có mặt khi điều tra viên hỏi cung bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác. Quyền “ có mặt” hoàn toàn khác quyền được gặp bị can, bị cáo. Luật sư không được tự do trao đổi, hỏi hoặc hướng dẫn cho bị can, muốn được hỏi bị can, phải được điều tra viên đồng ý ( điểm a, khoản 2 điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự). Trường hợp muốn gặp bị can, luật sư phải có văn bản đề nghị cơ quan điều tra đồng ý mới được gặp và khi gặp, ngoài sự có mặt của cán bộ quản giáo còn có điều tra viên. Cơ quan điều tra có quyền từ chối không cho luật sư gặp bị can (Khoản 1 Điều 10 Thông tư 70/2011/TT – BCA của bộ công an)

Việc thưc hiện quyền này càng khó và phức tạp hơn khi luật sư bào chữa cho một người vừa là bị cáo, vừa là bị can.đang bị tạm giam ( người vừa là bị cáo đang bị tạm giam trong một vụ án do toàn đang thụ lý chờ xét xử, vừa là bị can đang bị tạm giam trong một vụ án khác do cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, đang trong giai đoạn điều tra). Tôi đã từng tham gia trường hợp này, sau khi có GCNNBC do tòa án cấp và GCNNBC do cơ quan cảnh sát điều tra cấp làm người bào chữa cho cùng một người ở hai giai đoạn tố tụng khác nhau, khi tác nghiệp quyền được gặp bị can, bị cáo mơi thấy vướng mắc, trong đó, quyền của luật sư được gặp bị cáo đang tạm giam là “ hữu danh vô thực”

Những vấn đề trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vướng mắc khi luật sư thực hiện quyền được gặp bị can, bị cáo là do các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản lien quan hiện hành về vấn đề này còn thiếu, không cụ thể. Dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự ( sửa đổi) tuy có bổ sung, sửa đổi một phần về quyền này, nhưng chưa đầy đủ, phù hợp. Khi quyền này không được quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ và khách quan thì luật sư khó được gặp bị can, bị cáo một cách thuận lợi. Theo đó sự oan sai của bị can, bị cáo khó bị loại trừ và luật sư nếu muốn hết mình vì thân chủ và công lý cũng khó thực hiện.

Đã đến lúc cần thiết phải sửa đổi, cụ thể hóa quyền của luật sư được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.

Dự thảo bộ luật Tố tụng hình sự ( sửa đổi) với những nội dưng sửa đổi bổ sung rất quan trọng như: mở rộng trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa, quy định cụ thể các thủ tục mời. cử, chỉ định luật sư bào chữa, chuyển từ thủ tục cấp giấy chứng nhận sang giấy đăng ký và rút ngắn thời hạn cấp thủ tục đăng ký đối với người bào chữa, trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo dảm quyền của người bào chữa, cần phải quy định cụ thể, đầy đủ, khách quan, và thông thoáng hơn, quyền được gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam.

Không những vậy, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bản án chưa có hiệu lực, mặc dù luật sư có giấy chứng nhận bào chữa của 3 cấp tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, trong thời gian này, Khi bản án chưa có hiệu lực, thời hạn 15 ngày kháng cáo của bị cáo, Bị cáo lúc này rất cần luật sư vào trại giam để hướng dẫn, hoặc tư vấn cho Bị cáo về bản án đã tuyên, để Bị cáo có quyền về kháng cáo. Ở đây luật sư bị hạn chế rất nhiều đặc biệt là sự cản trở của cơ quan quản lý trại giam. Không cho luật sư vào thăm gặp Bị cáo sau giai đoạn xét xử, bản án chưa có hiệu lực. Hoặc có đơn của Bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm, không có văn bản luật quy định hướng dẫn cụ thể Bị cáo được tiếp xúc với luật sư.

Phải chăng đây là một sự trở ngại lớn mà các cơ quan tiến hành tố tụng, các nhà làm luật chưa nghĩ đến, Bị cáo chưa hoàn toàn mất quyền công dân. Không những vậy, sau giai đoạn xét xử sơ thẩm bản án chưa có hiệu lực, lúc này phía gia đình Bị cáo mới mời luật sư để tiếp xúc Bị Cáo, hoặc vào trại tư vấn cho Bị cáo để hướng dẫn cho Bị cáo làm đơn kháng cáo theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Đây là một rào cản lớn nhất đối với Luật sư. Phải chăng quyền của Bị cáo đã bị hạn chế bởi bản án Sơ thẩm đã tuyên và quyền của Bị Cáo được tư vấn pháp lý, trợ giúp pháp lý cần phải thay đổi về tư duy và cách nhìn nhận trong thực tiễn pháp luật hiện nay.

Công ty Luật Dragon

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện thoại: 0983019109 / 04.37 691 691

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Website: www.congtyluatdragon.com / www.vanphongluatsu.com.vn

 

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai