Có được kháng cáo bản án phúc thẩm?

128

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 thể hiện rất rõ chế độ hai cấp xét xử; do vậy bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Trường hợp anh bạn đã làm đơn kháng cáo trong thời hạn luật định và Tòa án đã tiến hành xét xử theo trình tự phúc thẩm là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên như bạn trình bày Tòa án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án sở thẩm đã tuyên, anh bạn vẫn phải chịu hình phạt tù có thời hạn là 12 tháng.

Khác với bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án, do vậy anh bạn không có quyền kháng cáo. Luật chỉ xem xét nếu bản án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì mới được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Tuy nhiên những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục này là Chánh án Tòa án cấp tỉnh, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân nhân dân cấp tỉnh…v.v… chứ không phải là bị cáo (theo điều 275, điều 293 – BLTTHS). Nếu có căn cứ nêu trên anh bạn có thể làm đơn đề nghị những người có thẩm quyền tại điều 275, điều 293 BLTTHS kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Theo quy định tại điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm như sau:

Điều 27. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm

1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Theo quy định tại khoản 2 điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay kể từ ngày tuyên án:

Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Do đó, bản án phúc thẩm không thể bị kháng cáo mà chỉ có thể xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có căn cứ.

Về căn cứ giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 371 và Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Thủ tục kháng cáo bản án phúc thẩm hình sự

Thủ tục kháng cáo bản án, quyết định hình sự theo thủ tục phúc thẩm

1. Những người có quyền kháng cáo

Những người có quyền kháng cáo được quy định tại điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 gồm có:

– Bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ.

– Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ.

– Người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

– Nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.

– Bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.

– Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người được Tòa án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.

2. Thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại Điều 234, 235 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn kháng cáo:

– Đối với những người có mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

– Đối với những người vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

-Thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận quyết định.

– Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Nếu đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.

3. Thủ tục kháng cáo

Thủ tục kháng cáo được quy định tại điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó:

Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Đơn kháng cáo phải bao gồm những nội dung:

(1) Tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnhX ). Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Người kháng cáo:

– Đối với cá nhân, thì ghi họ và tên, năm sinh của cá nhân đó;

– Đối với người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.

(3) Địa chỉ:

– Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của cá nhân (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T);

– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Tư cách pháp lý của người kháng cáo:
Là Bị cáo, Người bị hại, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,… trong vụ án hình sự …. (ghi rõ vụ án gì).

(5) Ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm

– Trường hợp kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ghi kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, vụ án gì, ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm.

– Trường hợp kháng cáo một phần bản án thì ghi rõ kháng cáo phần nào của bản án.

(6) Lý do cụ thể của việc kháng cáo:
căn cứ kháng cáo

(7) Các vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết như:
Yêu cầu giảm mức hình phạt; Yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại,…

(8) Các tài liệu, chứng cứ bổ sung

Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo.

(9) Ký tên

– Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó;

– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.

Để tìm hiểu thêm về thủ tục kháng cáo vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn luật trực tuyến: 1900.599.979 để được tư vấn bởi Luật sư hình sự – Công ty luật Dragon Hà Nội.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai