Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

254

Điều 109 luật hình sự năm 1999 quy định:

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1.  Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Khái niệm: Ngoài những dấu hiệu như đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 108, thì tội phạm này còn có thêm một trong hai dấu hiệu, đó là: người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính.

Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp y đối với nạn nhân.

Việc xác định thế nào là do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ khác tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự ở một điểm, đó là hậu quả (thiệt hại về thể chất) thực tế đã xảy ra. Nếu chết người là thuộc trường hợp quy định tại Điều 99, nếu gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự.

Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm tù.

Tuy nhiên, người phạm tội này có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (khoản 2 Điều 109). Việc quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này là cần thiết, có tính phòng ngừa cao.

Văn bản hướng dẫn về tội cố ý gây thương tích và tỷ lệ thương tật

Nghị quyết 01/HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn một số qui định của Bộ luật hình sự (sd 2010)

Điểm 3. Về một số tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 104 của BLHS

3.1. Tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS

“Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích cho B thì thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm”.

3.2. Tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS

a) “Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý

kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” để xét xử bị cáo theo khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 104 của BLHS được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b, c và d tiểu mục 3.2 này.

b) Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:

b.1) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người từ hai lần trở lên mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 11%

đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của BLHS.

b.2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của hai người

trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 1 Điều 104 của BLHS.

c) Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:

c.1) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của BLHS.

c.2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 2 Điều 104 của BLHS.

d) Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 3 Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:

d.1) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một người từ hai lần trở lên mà có ít nhất hai lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của BLHS.

d.2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong đó có ít nhất hai người và mỗi người một lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.

Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61% thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo khoản 3 Điều 104 của BLHS.

3.3. Tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của BLHS

a) Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của BLHS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a.1) Nạn nhân phải là thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng giáo

dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

a.2) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, không phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể thời gian dài hay ngắn;

a.3) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11%.

b) Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 2 Điều 104 của BLHS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

b.1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2 tiểu mục 3.3 này;

b.2) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% đến 30%.

c) Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cô giáo của mình” quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 104 của BLHS để xét xử bị cáo theo khoản 3 Điều 104 của BLHS khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

c.1) Các điều kiện được hướng dẫn tại các điểm a.1 và a.2 tiểu mục 3.3 này;

c.2) Tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% đến 60%.

Nghị quyết 02/HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số qui định của BLHS (Phần tội phạm) (sd 2010)

[MỤC I. VỀ MỘT SỐ TÌNH TIẾT LÀ YẾU TỐ ĐỊNH TỘI HOẶC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT]

Điểm 1. Về tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự.

“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

Lưu ý: Hiện nay để có căn cứ trong việc xác định tỷ lệ thương tật, dựa vào Thông tư số 20/TT-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Bộ Y tế, “quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định tâm thần) là văn bản mới đang được áp dụng thay thế cho các văn bản trước đó là thông tư 28 và thông tư 12.

Công ty Luật Dragon

Luật sư Nguyễn Minh Long – 098 301 9109

Email: Dragonlawfirm@gmail.com

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai