Điều 189. Tội huỷ hoại rừng. Bộ luật Hình sự năm 1999

2044

Điều 189. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Văn bản hướng dẫn

Thông tư liên tịch số 19/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

[MỤC IV. MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ]

Điểm 3. Tội huỷ hoại rừng (Điều 189 BLHS)

3.1. “Đốt rừng trái phép” là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3.2. “Phá rừng trái phép” là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì, trừ các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 Phần IV này.

3.3. “Hành vi khác huỷ hoại rừng” là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật… làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.

Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ… thì bị xử lý như sau:

a) Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 BLHS;

b) Nếu người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS.

3.4. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của V thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS.

3.5. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 189 BLHS

a) “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 30.000m2. Hành vi phạm tội của S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng rất lớn.

b) “Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ” là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA.

Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IIA không xác định thiệt hại bằng diện tích theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 3.4 mục 3 này (do chặt phá từng cây ở nhiều vị trí khác nhau trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu), nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS.

c) “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 3.4 mục 3 này và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

3.6. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 189 BLHS

a) “Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn” là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

b) “Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng” là huỷ hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

c) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” khi thuộc một trong các trường hợp sau:

c.1) Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA, nếu không thuộc trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b tiểu mục 3.6 mục 3 này;

c.2) Gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b tiểu mục 3.5 mục 3 này và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 599 979

Website: www.vanphongluatsu.com.vn
Email : dragonlawfirm@gmail.com
Facebook : https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai