Hình phạt tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ?

39

Quy định của pháp luật hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ? Chống đối, đánh trả lại cảnh sát, công an sẽ phải chịu trách nhiệm gì? … và một số vướng mắc liên quan đến hai tội danh này sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

1. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ?

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi cố ý trực tiếp lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, do người có chức vụ, quyền hạn và đạt độ tuổi luật hình sự quy định thực hiện vì vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân khác.

Điều 356 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 356 BLHS):

+ Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.

+ Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

+ Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội, trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.

2. Vụ gian lận điểm thi tại Sơn La bị truy cứu tội gì ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tại sao vụ gian lận điểm thi tại Sơn La lại truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” ? Xin phân tích cụ thể vấn đề trên theo quy định của pháp luật hình sự.
Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 356 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) :

Xét về khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trường hợp này các đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong hội đồng kì thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 (THPTQG) tại Tỉnh Sơn La gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới công tác tổ chức kì thi THPTQG 2018.

Xét về mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Thực tế các đối tượng này đã làm trái công vụ cụ thể là làm ngược lại quy định của công vụ quy định này tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành giáo dục. Hành vi làm trái của các đối tượng có chức vụ, quyền hạn đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến công tác tổ chức kì thi THPT 2018, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân các em học sinh, đây là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Xét về mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Ở đây động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho các đối tượng này hoặc cho người khác mà các đối tượng này quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Đây cũng là dấu hiệu pháp lý bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự của tội này.

Xét về chủ thể của tội phạm:

Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là đủ về độ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) theo quy định tại Điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trường hợp này các chủ thể bao gồm: N.T.H.N, (51 tuổi), chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Sơn La, thư ký Ban chỉ đạo, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm; Đ.H.T, (54 tuổi), Phó Hiệu trưởng trường PTTH Tô Hiệu, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm; L.V.H, (53 tuổi), Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Sơn La, ủy viên Ban chỉ đạo, ủy viên Hội đồng thi, Trưởng Ban thư ký. Khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng gồm: T.X.Y, (47 tuổi), Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Sơn La, Ủy viên Ban Chỉ đạo thi, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Phó trưởng ban chấm thi, Tổ trưởng tổ chấm thi trắc nghiệm; C.T.B.S (49 tuổi), Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm. Các đối tượng này đều có chức vụ quyền hạn nhất định trong hội đồng tổ chức kỳ thi THPTQG 2018 ở tỉnh Sơn La.

Từ những cơ sỏ pháp lý nêu trên thì các đối tượng này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

3. Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt gì ?

Tôi xin luật sư tư vấn. Tôi có cháu vi phạm tội chống người thi hành công vụ (dùng dao tự vệ khi bị công an phường kiểm tra, đâm vào phần mềm dưới đùi, giám định sức khoẻ 8%). Cháu mới xuất ngũ đang chờ đi học nghề, kết luận điều tra chuyển sang viện kiểm sát tội danh chống người thi hành công vụ điều 330 khoản 1.
Như vậy cháu bị xử như thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.

Theo những thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định dựa trên tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trên thực tế.

Về vấn đề bạn nói là dùng dao tự vệ, pháp luật chỉ công nhận là phòng vệ chính đáng nếu hành vi đó được coi là chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của bạn. Nếu không bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

4. Xô người đang thi hành công vụ xuống sông mất tích phạm tội gì ?

Rạng sáng 7- 8-2019, ông Nguyễn Hùng Tráng, thanh tra viên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang đã bị một “người làm thuê” trên tàu khai thác cát trái phép xô xuống sông mất tích. Nếu ông Tráng tử nạn, kẻ xô người có phạm tội giết người?

Thông tin trên được báo Pháp luật TP.HCM đưa hôm nay 8-8-2019. Theo công an tỉnh Tiền Giang, rạng sáng ngày 7-8-2019, tại khu vực cầu Mỹ Thuận, Đoàn kiểm tra gồm ông Tráng cùng bốn cán bộ Phòng CSGT đường thủy đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ 4 tàu khai thác cát lậu. Ông Tráng đã ở trên một tàu, áp giải về trụ sở công an tỉnh để xử lý. Trên đường đi, ông Tráng đã bị “mất tích”.

Đến 19 giờ ngày hôm qua 7-8-2019, cơ quan điều tra Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt khẩn cấp đương sự Nguyễn Văn Tuấn (ngụ xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Tuấn khai là người làm thuê cho tàu khai thác cát và dọc đường đi, Tuấn đã xô ông Tráng xuống sông.

Liên quan đến sự việc này, giả sử rằng tình huống xấu nhất đã xảy ra, ông Tráng bị tử vong (chết đuối). Thì đương sự Nguyễn Văn Tuấn sẽ bị xử lý về hành vi gì ?

Trước hết (xin nhắc lại rằng đây là tình huống giả định), việc ông Tráng tử nạn là trường hợp đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng chết người. Do vậy về nguyên tắc, cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Tuấn để chính thức điều tra xem điều gì đã xảy ra, có hành vi phạm tội hay không ? – theo qui định tại Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự.

Trước hết, nếu xét về mặt “tính mạng”, “sức khỏe” của con người – là đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ, hành vi của Tuấn có dấu hiệu của hai tội : “giết người” hoặc “vô ý giết người”.

Nếu Tuấn cố ý (tức là có ý định, chủ đích) xô ông Tráng để giết ông thì đây là hành vi giết người. Còn nếu Tuấn chỉ vì lý do nào đó (như bực tức, lỡ tay không cố ý…) mà xô ngã ông Tráng thì sẽ là hành vi “vô ý làm chết người”.

Ngoài ra, vì trong trường hợp này ông Tráng đang là người thi hành công vụ, nên xét về mặt trật tự quản lý hành chính, đương sự Tuấn còn có dấu hiệu của tội “Chống người thi hành công vụ” trong trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm chết người).

Tuy nhiên, về nguyên tắc, mỗi hành vi trái pháp luật chỉ có thể bị xem xét và xử lý đối với một tội danh. Do vậy, hành vi của Tuấn chỉ có thể là một trong các tội kể trên mà thôi, chứ không thể có trường hợp Tuấn vừa phạm tội “giết người” lại vừa phạm tội “chống người thi hành công vụ”. (Ngoại trừ trường hợp có tình tiết khác, chẳng hạn như trước đó, Tuấn đã “chống lại” ông Tráng …).

Chúng ta hãy chờ xem các cơ quan chức năng sẽ xử lý vụ việc này như thế nào.

Qui định của pháp luật :

Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vô ý làm chết người

1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.

Theo các điều 123, 128 và 330 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017)

5. Hành vi chống đối cảnh sát giao thông phạm tội gì ?

Xin chào Luật Minh Khuê, tôi xem được 1 clip trên mạng xã hội có nội dung như sau: 1 đôi nam nữ đang di chuyển trên xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, khi dừng để đợi tàu đi qua thì đôi nam nữ này có bị CSGT yêu cầu dắt xe sang bên đường, nam thanh niên không những không chấp hành mà còn tấn công lại anh CSGT bằng dao giấu sẵn trong người. Nhưng cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của người dân, nam thanh niên này đã bị khống chế và đưa về trụ sở để giải quyết.
Xin hỏi luật sư, với hành vi như vậy thì nam thanh niên sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Hành vi chống người thi hành công vụ là vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về xử phạt hành chính, căn cứ điểm a, khoản 3, điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ:

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật Hình sự 2017 về tội chống người thi hành công vụ:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, hành vi của nam thanh niên trong clip tùy theo mức độ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai