Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Khi bị xâm phạm các quyền này, chúng ta có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Mẫu đơn tố cáo khi bị đánh gây thương tích trong trường hợp này sẽ được quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc tham khảo qua bài tư vấn sau.
Đánh người gây thương tích là gì?
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, thì đối với hành vi này sẽ vi phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; hoặc sẽ bị xử phạt hành chính được quy định cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Được tố cáo hành vi đánh người gây thương tích khi nào?
- Theo Điều 155 tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì hành vi đánh người gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại, là những người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết .
- Người bị hại hoặc người đại diện sẽ tự mình viết đơn nhân danh người bị hại tố cáo và yêu cầu khởi tố hình sự đối với hành vi đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe… đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện để thụ lý điều tra.
- Cơ quan chức năng sẽ tiến hành truy tố bị can khi xem xét thấy hành vi đánh người gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe đó gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp nguy hiểm quy định trong Điều 134 BLHS 2015.
- Tỷ lệ thương tật sẽ do cơ quan này có thẩm quyền ra quyết định giám định và đưa ra kết luận.
Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại hay không?
Theo khoản 1 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể rằng người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường có quy định khác điều chỉnh về vấn đề này.
Và nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với hành vi đánh người gây thương tích (được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015) như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi mình gây ra.
Mẫu đơn tố cáo khi bị đánh gây thương tích
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị đánh có thể gửi đơn tố cáo hành vi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Nội dung mẫu đơn tố cáo khi bị đánh gây thương tích
Theo Điều 23 Luật Tố cáo 2018, đơn tố cáo phải bao gồm:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;
- Cách thức liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo;
- Các thông tin khác có liên quan;
- Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Lưu ý: Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 nên bên cạnh làm đơn tố cáo, người bị đánh có thể làm đơn tố giác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo gồm:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
Cơ quan giải quyết tố cáo
Thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc về các cơ quan được quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
- Cơ quan điều tra giải quyết tố cáo theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tố cáo theo thẩm quyền điều tra của mình;
- Viện kiểm sát giải quyết tố cáo khi phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
Thủ tục giải quyết tố cáo
Thụ lí tố cáo
- Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Xác minh nội dung tố cáo
- Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
- Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo
Kết luận bao gồm các nội dung sau:
- Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
- Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
- Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
- Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện;
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị đánh.
Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý theo Điều 36 Luật Tố cáo 2018.
Trên đây là những nội dung phân tích của chúng tôi về vấn đề tố cáo người có hành vi gây thương tích cho người khác. Trường hợp Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua
LUẬT DRAGON – CÔNG TY LUẬT DANH TIẾNG HÀNG ĐẦU VIỆT NAM TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VỀ PHÁP LUẬT
Văn phòng luật sư Dragon là một trong những công ty luật – văn phòng luật sư uy tín hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ, Công ty Luật Dragon giới thiệu tới Quý khách hàng Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.599.979: dịch vụ tư vấn đất đai, hôn nhân – gia đình, tư vấn doanh nghiệp, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa, dịch vụ tư vấn thu hồi nợ,…
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai