Luật sư bào chữa trắng án

300

“Trắng án rồi! con của tôi trắng án rồi. Anh đến ngay Tòa án đi”- Mẹ của bị cáo Bùi Xuân Thế hét toáng lên trong điện thoại. Nhấn ga, tôi thấy vui vui trong bụng “lại thêm một người nữa tìm thấy công lý”. Cái mà làm LS Thanh cho nhiều người cho là “ngông” là thành lập Văn phòng với cái tên “Người nghèo”- chuyên “cãi” cho những người nghèo “thấp cổ bé họng”…

Luật sư bị… thẩm vấn!!!

Đào Xuân Thế bị bắt tạm giam về tội “trộm cắp” từ lời khai hết sức mơ hồ của Thắng chỉ sau một ngày ký hợp đồng lao động. Phiên tòa sơ thẩm được mở lại do lần đầu phải hoãn vì lời khai bất nhất của bị cáo đầu vụ.

Mẹ của Thế kể lại rằng, trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố đã đề nghị LS, người bào chữa của Thế…đứng dậy để thẩm vấn một số vấn đề liên quan đến lời khai của bị cáo Thắng (người sau này được xác định là vu oan cho Thế). Thắng khai đi cùng xe với Thế nên được thông cung “LS tao bảo mày cứ nhận tội một mình”. Sau một hồi “tranh luận” khá “nảy lửa” giữa Luật sư và Kiểm sát viên bằng những quy định của BLTTHS cho phép ai có quyền thẩm vấn và được thẩm vấn ai, cuối cùng ông Chủ toạ phiên toà đã có lời “nhắc nhở” vị đại diện Viện Kiểm sát cần xem xét lại…

Một giảng viên trường đại học Luật TP.HCM khi bình luận về sự kiện này đã khẳng định, đây là trường hợp hy hữu trong lịch sử tố tụng Việt Nam đại diện Viện Kiểm sát đòi thẩm vấn Luật sư ngay tại toà. Đến phiên xử phúc thẩm Thế được tuyên trắng án. Những ngày trước Tết âm lịch vừa qua, Thế đã được Toà sơ thẩm tổ chức xin lỗi công khai và được thoả thuận số tiền bồi thường hơn 17 triệu đồng cho hơn 8 tháng ngồi tù oan.

Về tình tiết “bị thẩm vấn”, LS Thanh vẫn dè dặt: “Thật ra, trong vụ án này vị đại diện Viện Kiểm sát cũng vô tư thôi, nhưng có lẽ do nhận thức thân chủ của tôi phạm tội và sợ bỏ lọt tội phạm nên mới làm căng như vậy”. LS Thanh cho biết thêm, ngay cả điều tra viên của vụ án này cũng vậy. Sau khi phiên toà kết thúc 2 người đã cuộc nói chuyện về vụ án của Thế. Cuộc trao đổi ấy diễn ra trong bầu không khí thân mật và thuần tuý chỉ là để hai bên hiểu nhau thêm về những khó khăn trong quá trình tác nghiệp của mình.

Xoay quanh những khía cạnh pháp lý của vụ án, LS Thanh nói với giọng chậm rãi như lúc bào chữa tại Toà: “Hơn ai hết tôi biết Thế bị oan. Chính vì thế, khi tuyên trắng án tôi cảm nhận được Hội đồng xét xử đã xác định đúng sự thật khách quan của vụ án.”.

Oan do “hình sự” cũng chung chung như “dân sự”

Theo LS Thanh, việc áp dụng pháp luật hình sự của ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Chỉ riêng việc định tội danh để xét xử, ở nhiều vụ án cũng rất khó khăn vì có nhiều quan điểm trái ngược nhau, chưa có hướng giải quyết thống nhất. Thậm chí nhiều vụ án không định được tội danh phải xét xử qua rất nhiều phiên toà từ địa phương đến Trung ương, thời gian kéo dài nhưng cuối cùng cũng lại tuyên bị cáo không phạm tội.

Mặt khác, trong tố tụng hình sự dù đã có quy định về quyền hạn của các cơ quan tố tụng, của bị can, bị cáo, của luật sư… nhưng do thiếu những hướng dẫn cụ thể nên đôi lúc mỗi ngành, mỗi địa phương lại áp dụng một kiểu. “Cần phải nói ở đây là thực tế hiện nay trong hình sự, có một số điều luật cũng chung chung giống như bên dân sự, nhưng do đã có hiệu lực nên vẫn phải đem ra thực hiện. Đây là điều rất nguy hiểm, vì nếu chưa hiểu hết ý của điều luật, xử oan hoặc sai thì trách nhiệm hình sự mà công dân nào đó phải gánh chịu luôn nặng nề hơn nhiều so với các trách nhiệm vật chất khác”- LS nói.

Vụ án Đào Xuân Thế là một ví dụ, ở cấp sơ thẩm, tranh tụng giữa Luật sư và Kiểm sát viên diễn ra khá căng thẳng, mỗi bên đều bảo lưu quan điểm “buộc” và “gỡ” của mình, cuối cùng Toà tuyên 1 năm tù giam. Ngược lại, phiên xử phúc thẩm chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 15 phút, vai trò của luật sư thật nhẹ nhàng, khi chỉ phân tích một vài ý mang tính gỡ tội, nhưng kết quả bị cáo lại được HĐXX tuyên trắng án. Tại sao cũng chỉ với những chứng cứ “buộc” và “gỡ” ấy, nhưng cách hiểu và áp dụng pháp luật của hai cấp xét xử trên cùng một địa bàn lại khác nhau một trời một vực”. LS trả lời “điều cũng cho chúng ta được phép rút ra một nhận định là pháp luật hình sự của ta cũng cần phải rõ ràng hơn và phải hoàn thiện hơn nữa” công lý phải tiến tới chân lý, vậy thế nào mới được xem là pháp luật “hoàn thiện”.

Người nghèo luôn “thiệt thòi” về pháp luật

Vậy thế nào mới được xem là pháp luật “hoàn thiện”. LS Thanh cho rằng: trong dân sự nếu không cung cấp được chứng cứ để bảo vệ cho mình là thua, dù thực tế anh đúng. Như vậy, bản án dân sự đó tuy có căn cứ, đúng pháp luật nhưng lại không đúng với bản chất của vụ việc. Trong hình sự, đã có nhiều trường hợp bị cáo nhận tội thay cho người khác. Bản án đó xét góc độ pháp lý cũng không sai vì bị can, bị cáo đã nhận tội quá hoàn hảo mà chúng ta không thể phát hiện ra. Điều đó có nghĩa là nếu áp dụng pháp luật đúng, vẫn có thể bị oan sai. Cũng có trường hợp ngược lại, Cơ quan tố tụng áp dụng đúng quy định pháp luật nhưng vẫn không thể buộc tội được… “Tôi nghĩ không chỉ giới Luật sư mà tất cả những người làm công tác tư pháp như thẩm phán, kiểm sát, điều tra… và cả xã hội, trong thời gian tới sẽ còn phải đau đầu để tìm cách giải “bài toán” hạn chế oan sai”- LS nói.

Cũng theo Thanh thì hiện nay đối tượng thường phải hứng chịu “độ vênh” của công lý thường rơi vào đối tượng người nghèo. Này nhé – LS Thanh chứng minh, một bên có tiền thuê những luật sư giỏi nghề, đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình, phía kia là người nghèo (nhiều trường hợp không hiểu được khái niệm cơ bản “năng lực trách nhiệm hành vi dân sự” là gì) thì khả năng thua kiện sẽ rất cao.

LS Thanh cho rằng: trong dân sự nếu không cung cấp được chứng cứ để bảo vệ cho mình là thua,dù thực tế anh đúng. Như vậy, bản án dân sự đó tuy có căn cứ, đúng pháp luật nhưng lại không đúng với bản chất của vụ việc. Trong hình sự, đã có nhiều trường hợp bị cáo nhận tội thay cho người khác. Bản án đó xét góc độ pháp lý cũng không sai vì bị can, bị cáo đã nhận tội quá hoàn hảo mà chúng ta không thể phát hiện ra. Điều đó có nghĩa là nếu áp dụng pháp luật đúng, vẫn có thể bị oan sai.

Cũng có trường hợp ngược lại, Cơ quan tố tụng áp dụng đúng quy định pháp luật nhưng vẫn không thể buộc tội được… “Tôi nghĩ không chỉ giới Luật sư mà tất cả những người làm công tác tư pháp như thẩm phán, kiểm sát, điều tra… và cả xã hội, trong thời gian tới sẽ còn phải đau đầu để tìm cách giải “bài toán” hạn chế oan sai” – LS nói. Cũng theo Thanh thì hiện nay đối tượng thường phải hứng chịu “độ vênh” của công lý thường rơi vào đối tượng người nghèo.

Này nhé – LS Thanh chứng minh, một bên có tiền thuê những luật sư giỏi nghề, đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình, phía kia là người nghèo (nhiều trường hợp không hiểu được khái niệm cơ bản “năng lực trách nhiệm hành vi dân sự” là gì) thì khả năng thua kiện sẽ rất cao. Và nếu cứ như thế, thì công lý đích thực sẽ thuộc về ai!?

Biến VPLS của mình thành “điểm tựa pháp lý” cho người nghèo

Trước những trăn trở về việc người nghèo dễ bị thiệt thòi khi vướng vào vòng tố tụng, LS Thanh cùng với một số luật sư trẻ đã cho ra đời một VPLS mang đậm tính nhân bản – VPLS “Người Nghèo” (288 Hoà Hưng Phường 13, quận 10 TP.HCM). LS Thanh cho biết thời kỳ đầu khởi nghiệp có rất nhiều vướng mắc, nhưng mục tiêu chính của VPLSNN là trợ giúp pháp lý cho người nghèo vẫn luôn được giữ vững. Tuy nhiên nhìn kế hoạch dự kiến VPLSNN của Thanh tôi không khỏi giật mình, những người mà anh dự tính sẽ mời về làm cố vấn, toàn là các “Luật sư tên tuổi”. Chiến lược mà Thanh ấp ủ là biến VPLSNN thật sự trở thành điểm tựa vững chắc cho người nghèo khi vướng đến những vấn đề pháp lý…

(Theo Pháp Luật Việt Nam)

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai