Luật sư bào chữa vắng mặt thì phiên tòa có bị hoãn xét xử

120

Luật sư bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và tiếp nhận việc đăng ký bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với mục đích biện hộ, bảo vệ thân chủ của mình để chống lại sự tố cáo, buộc tội bằng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng của mình. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu luật sư bào chữa vắng mặt thì phiên tòa có BỊ HOÃN XÉT XỬ?

Những trường hợp tạm hoãn xét xử trong vụ án hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 297 BLTTHS 2015 thì Tòa án hoãn phiên tòa hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế.
Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế.
Bị cáo vắng mặt tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa
Sự vắng mặt của người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án tại phiên tòa thì tùy từng trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp người giám định, người định giá tài sản được triệu tập nhưng vắng mặt thì hoãn phiên tòa theo quyết định của HĐXX.
Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật được Tòa án triệu tập nhưng vắng mặt mà không có người khác thay thế.
Hoàn phiên tòa trong trường hợp cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
Hoãn trong trường hợp cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại
Hoãn trong trường hợp cần định giá tài sản, định giá lại tài sản
tòa có bị hoản khi luật sư vắng mặt

Phiên tòa có bị hoãn xét xử khi luật sư bào chữa vắng mặt?

Theo quy định tại Điều 291 BLTTHS 2015 thì người bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án.

Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng trong trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2015 mà người bào chữa vắng mặt thì HĐXX phải hoãn phiên tòa dù cho có lý do bất khả kháng hay do trở ngại khách quan, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Thủ tục hoãn phiên tòa xét xử hình sự

Khi có đủ căn cứ để hoãn phiên tòa xét xử thì HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa được lập thành văn bản do chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa gồm các nội dung sau:

Ngày, tháng, năm ra quyết định;
Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
Vụ án được đưa ra xét xử;
Lý do của việc hoãn phiên tòa;
Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa và khi hoãn thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

Sau khi ra quyết định hoãn phiên tòa thì HĐXX phải thông báo cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa.

Sự hỗ trợ của luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Để tìm được căn cứ giảm nhẹ tội, bảo vệ cho bị can trong vụ án hình sự thì luật sư bào chữa đóng vai trò rất quan trọng. Khi tham gia vụ án hình sự, luật sư bào chữa thực hiện các công việc để bảo vệ được bị can:

Điều tra, xác minh bằng chứng, chứng cứ
Làm việc với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Làm việc với cơ quan điều tra
Tham vấn quy định của pháp luật về tội danh đang bị Viện kiểm sát truy tố
Nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ, xây dựng lập luận hướng giải quyết vụ án.
Tham gia phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
Tham gia phiên tòa tranh luận với đại diện VKS, đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc thủ tục bào chữa vắng mặt trong vụ án hình sự. Nếu như các bạn còn chưa rõ vấn đề trong bài viết hoặc cần nhờ luật sư bào chữa -Công ty luật Dragon thì có thể liên hệ HOTLINE 1900.599.979 để được tư vấn chi tiết từ LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của chúng tôi.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai