Luật sư Nguyễn Văn Huyền bào chữa trước tòa cho nhiều lãnh tụ Việt Minh

311

Luật sư Nguyễn Văn Huyền bào chữa trước tòa cho nhiều lãnh tụ Việt Minh

Lai lịch xuất thân

Ông nguyễn văn huyền sinh ngày 9/12/1913. Tại Sóc Trăng quê quán huyện Tân Trụ ,tỉnh Long An Ông sinh gia trong một gia đình theo đạo thiên chúa lâu đời .Thủa nhỏ ,ông theo học tiểu học  và trung học ở Tân An ,Sài Gòn ,rồi du học pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX .Ông tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học luật khoa đông dương ở hà nội

Luật sư giỏi biện hộ trong nhiều vụ án chính trị  

Sau khi nhận bằng cử nhân luật ,ông Nguyễn Văn Huyền trở về sài gòn tập sự nghề luật sư và sau đó trở thành luật sư của luật sư đoàn Tòa thượng thẩm sài gòn ,mở văn phòng luật sư tại sài gòn .

Luật sư Nguyễn Văn Huyền được bầu vào chức vụ thủ lãnh luật sư đoàn Sài Gòn liên tiếp các niên khóa 1963 – 1964 và 1964 – 1965

Trong thời gian hành nghề luật sư tại Sài Gòn ,ông đã từng biện hộ cho nhiều bị can chính trị như ;Hà Huy Tập ,,nguyên tổng bí thư Đảng Cộng Sản Đông Dương (năm 1940)và Nguyễn Hữu Thọ ,Nguyễn văn Dưỡng  ,Phan Kiến khương trong vụ án phong trào các giới đấu tranh năm 1950 tại Sài Gòn

Cụ thể hai vụ án này như sau :

1. Ngày 1/5/1938 Hà Huy tập bị bắt trong khi tham gia ngày Quốc tế Lao Động tại Sài Gòn .Tòa tiểu hình Sài Gòn kết án tuyên phạt 8 tháng tù và 5 năm cấm cư trú .Tháng 3 /1939 ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa về quê (Hà tĩnh )quản thúc .Đến ngày 30/3/1940 ,ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử tại Sài Gòn .ngày 25/10/1940,Tòa tiểu hình Sài Gòn tuyên xử 5 năm tù giam ,10 năm quản thúc .Tại phiên tòa này ,bị can Hà Huy Tập đã được luật sư Nguyễn văn Huyền của luật sư đoàn Sài Gòn tận tình biện hộ trước tòa.

Ngày 23/11/1940 ,khởi nghĩa nam Kỳ bùng nổ và bị đàn áp đẫm máu ,Hà Huy Tập bị khép vào tội “lãnh đạo,chịu trách nhiệm về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ” Ngày 25/3/1941,bị tòa án quân sự  sài gòn sử kín ,tuyên án tử hình .Hà Huy Tập bị đem ra xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định )cùng các đồng chí của mình :Nguyễn văn Cừ ,Võ Văn Tần ,Nguyễn  Thị Minh Khai ,Phan Đăng Lưu…

2. Nguyễn Hữu Thọ (1910 – 1996)là một nhà trí thức yêu nước ,tham gia cách mạng từ năm 1947 Năm 1950 ,sau vụ đám tang Trần Văn Ơn (12/1/1950) ,ông được cử làm trưởng phái đoàn các giới để giữ vững các phong trào đấu tranh tại Sài Gòn

Ngày 19/3/1950 ,tại Sài Gòn có nhiều cuộc biểu tình phản đối Mỹ can thiệp vào đông dương giúp quân đội Pháp .Kết quả là lực lượng Mỹ phải rút tàu chiến khỏi cảng Sài Gòn  .Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị bắt giam cùng luật sư Phan Kiến Khương và một số trí thức khác vì bị ghép tội có hành vi phá rối trị an .Hàng trăm luật sư người việt lẫn người Pháp đã ký tên vào một bản kiến nghị đòi trả tự do cho các ông .

Các luật sư Nguyễn Văn Huyền ,Lê Văn Hổ và Trương Đình Dzu nhận bào chữa cho ông trước tòa ,đã đề nghị luật sư Zevaco lấy tư cách đứng đầu hội đồng kỷ luật của luật sư đoàn để can thiệp để bảo vệ cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ (Tổng thư ký hội đồng kỷ luật ) và luật sư Phan Kiến Khương (Ủy viên hội đồng kỷ luật )nhưng ông Zevaco từ chối bênh vực bảo vệ đồng nghiệp nên cả 3 luật sư Huyền ,Hổ,Dzu quyết định rút ra khỏi hội đồng kỷ luật để phản đối

Ngày 27/3/1950 ,hai bị can Nguyễn Hữu Thọ và Phan Kiến khương bị đưa ra tòa với tội danh “Bạo động có mục đích xúi giục nổi loạn ,trao khí giới đánh lẫn nhau hoặc phá hoại ,tàn sát ,cướp bóc trong nước việt nam”.Trức tòa luật sư Nguyễn Văn Huyền đã hùng hồn nói “LÀ trưởng phái đoàn các giới ,ông Thọ có ảnh hưởng trong dân chúng ,ông Thọ đã dùng ảnh hưởng ấy mà làm những việc phải làm mà thôi như đưa đám trò Ơn ,tìm biện pháp cho “vụ án tri thức” và cất trại cho nạn nhân cháy nhà Tân Kiểng (chợ lớn )…Về việc nhà cầm quyền bắt giam ông Thọ ,tôi khẳng định :việc bắt bớ đó là phi pháp vì 3 lẽ sau đây:một là .Ông Thọ bị bắt sau 6 giờ tối ;hai là .không có lệnh tập nã của tòa án ;ba là .Ông Thọ không bị bắt quả tang .Để kết luận tôi cho rằng đây là một vụ án sôi nổi và quan hệ nên đề nghị tòa trả tự do cho ông Thọ để đánh tan không khí u ám có thể tạo ra những  việc không hay”

Cuối cùng tòa tuyên bố trả tự do (cho tại ngoại hầu tra)cho ông Thọ nhưng bắt nộp tiền hế chân 5.000 đồng .nhưng sau đó không lâu (giữa năm 1950),chính quyền Trần Văn Hữu lại ra lệnh bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ trở lại và đưa đi quản thúc tại Lai Châu để tách ông khỏi phong trào đấu tranh của các giới ở sài gòn …

Sau ngày đất  nước thống nhất (1975) Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến thăm luật sư Nguyễn Văn Huyền tại nhà với tư cách người bạn cố tri chung thủy đã tâm sự “Anh là một tri thức yêu nước ,lúc nào tôi cũng nghĩ .Anh không thể bỏ tổ quốc mình”

Từ thủ lãnh luật sư đoàn Sài Gòn đến thượng nghị sỹ quốc hội việt nam cộng hòa 

Luật sư đoàn Sài Gòn trước năm 1975 có thành viên  gồm các luật sư danh dự ,luật sư thực thụ và luật sư tập sự .Thủ lãnh luật sư đoàn là Chủ tịch Hội đồng luật sư ,thay mặt cho luật sư đoàn ,do Đại hội luật sư bầu hàng năm theo lối kín và phải được tín nhiệm của đa số tuyệt đối ….

Theo quy chế nói trên luật sư Nguyễn văn Huyền được tập thể tín nhiệm bầu làm thủ lãnh luật sư đoàn liên tục suốt các niên khóa 1963,1964,1965….

Qua năm 1966 cơ cấu tổ chức nhà nước việt nam cộng hòa thay đổi ,thể hiện qua việc cải tổ thành phần Ủy ban lãnh đạo quốc gia (vai trò như nguyên thủ quốc gia tập thể )trước chỉ gồm 10 thành viên tướng lĩnh thì theo quyết định ngày 6/6/1966,thành phần được mở rộng thêm 10 nhân sỹ ,trong đó có luật sư Nguyễn Văn Huyền (đại diện công giáo).Ông Huyền giữ chức vụ này đến ngày 31/10/1967 khi ủy ban lãnh đạo quốc gia hoàn thành  nhiệm vụ theo hiến pháp và bàn giao quyền quản lý nhà nước cho Chính phủ đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa

Theo hiến pháp năm 1967 ,Quốc hội gồm có hai viện ;Thượng nghị viện và hạ nghị viện .Thượng nghị viện gồm 60 thành viên ,danh gọi là nghị sỹ .Cuộc bầu cử Thượng nghị viện  đầu tiên được tổ chức ngày 3-9-1967 .Liên danh “Công ích và công bằng xã hội” do Luật sư Nguyễn Minh Huyền làm thụ ủy liên danh ,đắc cử thứ nhì trong tổng số 6 liên danh đắc cử .Luật sư Nguyễn Văn Huyền được Thượng nghị viện bầu giữ chức vụ Chủ Tịch Thượng nghị viện liên tục qua các nhiệm kỳ I, II, III,IV, V(Từ năm 1967 đến 1972)

Từ phó tổng thống đặc trách hòa đàm đến Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc việt nam

Với uy tín cá nhân là người yêu nước ,đạo đức ,liêm khiết ôn hòa …săn có một số quan hệ trong quá khứ với vài nhân sỹ cách mạng,trong thính phòng chính phủ việt nam cộng hòa cuối cùng của tướng Dương Văn Minh thành lập sau ngày 28-4-1975 ,Luật sư Nguyễn văn Huyên vụ phó tổng  thống đặc trách hòa đàm (thương thuyết hòa bình ).Ông đã nhiều lần gặp tổng thống Dương Văn Minh để thuyết phục chấp thuận giải pháp ngưng bắn ,bàn giao chính quyền và dẫn đầu đoàn vào trại David(ở khu Tân Sân nhất )để xin thương thuyết trong hoàn cảnh đã hoàn toàn tuyệt vọng ,hầu tránh khỏi đổ máu vô ích

Vào hồi 9 giờ 30 phút  ngày 30-4-1975 ,Tổng thống Dương Văn Minh tuyên trên Đài phát thanh Sài Gòn giao chính quyền cho chính phủ cách mạng lâm thời miền nam việt nam .Đến 11 giờ 30 ,xe tăng của quân giải phóng đã tiến vào ủi sập cổng chinnhs của Dinh Độc Lập .Tổng thống Dương VĂn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện .

Trong những ngày cuối cùng trước khi chính quyền Việt nam cộng hòa hoàn toàn sụp đổ ,ông Huyền có nhiều cơ hội  để di tản ra nước ngoài nhưng ông không đi ,cũng từ ngày đó ,ông không còn hoạt động gì , không có tuyên bố ,nhận định gì cho đến khi ông qua đời

Sau ngày 30-4-1975 gần 20 năm vào tháng 8 năm 1994 trước thềm đại hội lần thứ IV của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ,Luật sư Nguyễn Hữu Thọ cóa thư mời Luật sư Nguyễn Văn Huyền tham gia đoàn chủ tịch ban trung ương Mặt trận tổ quốc .Ông Huyền nhận lời làm ủy viên Đoàn chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam ,lúc đó sức khỏe ông đã suy yếu nhiều, đi đâu cũng phải có người dìu .

Theo lời kể của ông Hồ Ngọc Thuận ,nguyên phó chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc việt nam thành phố hồ chí minh thì “đến lúc cuối đời cụ (Luật sư Nguyễn văn Huyền )vẫn sống trong khiêm tốn,giản dị ,hàn vi trong ngôi nhà nhỏ cũ ở gần góc đường Hồng Thập Tự – Bùi Chu ,Nay là Nguyễn thị Minh Khai –Tôn thất tùng ,một phần nhà mặt tiền dành cho một người cháu  hành nghề hớt tóc .Sức khỏe yếu nhiều ,cụ nghỉ ngơi,làm việc ngay tại phòng khách ,cạnh giường luôn để sẵn cây gậy

Sau gần 20 năm sống thầm lặng ,cụ bỗng được mời vào trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam .Hôm nghe mấy anh mặt trận thành phố và ủy ban đoàn kết công giáo báo tin ,với đôi chút ngạc nhiên ,tôi đến thăm cụ ,tuy sức khỏe yếu nhiều ,cụ vẫn niềm nở và có phần vồn vã tiếp tôi ,cái vồn vã thật đáng yêu của một cụ già tinh thần tráng kiện mà người thì ốm tong ,lại đang bệnh .Thăm hỏi một hồi tôi được cụ cho biết ,cụ rất hân hạnh được mời đi họp ở Hà Nội mà được có người nhà đi theo chăm sóc nếu cần và được hứa có bác sỹ bảo vệ sức khỏe(….) Một thời gian sau ,cụ Huyền lặng lẽ ra đi …Năm 1995,Luật sư Nguyễn văn Huyền qua đời tại Thành Phố Hồ Chí Minh , thọ 82 tuổi.

Văn phòng luật sư tại TPHCM

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai