Năm 2019, những điều cần biết về hình phạt tử hình

110

Từ trước đến nay, dù ở thời đại nào, tử hình cũng luôn là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn các hành vi phạm tội. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về hình phạt này? Chúng ta cần biết những gì về hình phạt tử hình?

Khi nào bị áp dụng hình phạt tử hình

Tử hình là biện pháp cuối cùng, là hình phạt nặng nhất dành cho các tội phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác. Bởi vậy, không phải tội nào cũng bị áp dụng hình phạt tử hình.

Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Chỉ những tội phạm được coi là đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định là chung thân hoặc tử hình thì mới phải chịu tử hình.

Do đó, với mọi tội phạm, căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình.

Những tội danh không còn hình phạt tử hình hiện nay

Với mục đích thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, Bộ luật Hình sự 2015 đã bãi bỏ hình phạt tử hình với các tội danh sau:

– Tội cướp tài sản

– Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

– Tội chống mệnh lệnh

– Tội đầu hàng địch

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

– Tội tàng trữ, trái phép chất ma túy

– Tội chiếm đoạt chất ma túy

– Tội hoạt động phỉ.

Lưu ý là Tội hoạt động phỉ đã được Bộ luật Hình sự 2015 loại bỏ.

Đối tượng nào không phải chịu án tử hình

Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:

– Người dưới 18 tuổi khi phạm tội

– Phụ nữ có thai

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Người đủ 75 tuổi trở lên

Ngoài ra, cũng tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, các đối tượng bị kết án nhưng không phải thi hành án tử hình bao gồm:

– Phụ nữ có thai

– Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi

– Người đủ 75 tuổi trở lên

– Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn

Đối với những trường hợp không phải thi hành án tử hình dù đã bị kết án hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

 

Các biện pháp thi hành hình phạt tử hình

Hiện nay, theo quy định tại Luật Thi hành án hình sự 2010 thì hình phạt tử hình chỉ bị thi hành bằng một biện pháp là tiêm thuốc độc.

Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

Chi phí cho việc tổ chức thi hành án tử hình do ngân sách nhà nước bảo đảm.

 

 

 

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai