Nhà báo nhập vai khi tác nghiệp: Thế nào là không phạm luật?

420

Nghề báo tuy là nghề đặc thù nhưng nhà báo vẫn là công dân. Do đó phải có nghĩa vụ tuân theo các qui định pháp luật. Cụ thể, khi tác nghiệp để thu thập chứng cứ chứng minh hành vi tiêu cực mà xâm phạm đời tư thì không chỉ cá nhân nhà báo mà cả Đơn vị, Tổ chức Báo chí của nhà báo đó phải khắc phục, bồi thường thiệt hại theo các qui định của Bộ Luật Dân sự.

Trường hợp vi phạm pháp luật hình sự như đưa hối lộ, họ vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp thuộc Khoản 6 Điều 289 – BLHS, tức họ là người bị ép buộc đưa hối lộ mà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi không có tội và được trả lại những gì đã được dùng để đưa hối lộ. Trường hợp người không bị ép buộc nhưng chủ động khai báo trước khi bị phát hiện thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Như vậy hành vi tác nghiệp “đưa hối lộ” của nhà báo có thể được miễn chứ không có nghĩa là hoàn toàn miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi vì Luật Báo chí hiện nay chưa có chế định về các trường hợp được miễn trừ báo chí so với một số nước khác trên thế giới… Do đó, nhà báo cần xác định rõ giới hạn tác nghiệp và làm chủ hành vi của mình. Nói chung phải biết “điểm dừng” mà thực chất đó là những chế tài, hình phạt đang có hiệu lực thi hành.

Cần xét đến yếu tố lỗi, động cơ, mục đích
Có hai yếu tố ta phải xét đến trong câu chuyện này. Thứ nhất, nếu xét theo Luật Báo chí thì nhà báo H.K không sai. Nhưng căn cứ pháp luật chung thì trường hợp này tất nhiên là có vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề cần cân nhắc là yếu tố lỗi như thế nào, đưa hối lộ do bị ép buộc, chủ động đưa hối lộ, đưa hối lộ rồi chủ động tố cáo… Và xét về động cơ, mục đích của hành vi… Ở đây có một cái “khó” cho nhà báo H.K, đó là vụ việc có dính líu trực tiếp đến người nhà của anh.

Nhà báo không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí
Nhiều ý kiến cho rằng nhà báo chỉ chịu điều chỉnh của Luật Báo chí, riêng tôi cho rằng, quan điểm này là không phù hợp. Bởi, Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo (do Hội nhà báo Việt Nam ban hành ngày 13/8/2005) xác định: Khi tác nghiệp nhà báo không được làm phương hại đến lợi ích quốc gia và không được vi phạm pháp luật. Do vậy, khi tác nghiệp nhà báo phải tuân thủ Luật Báo chí và các ngành luật có liên quan đến hoạt động báo chí. Nhà báo cũng là công dân, nên hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tác nghiệp chỉ có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không thể loại trừ trách nhiệm hình sự.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai