Phân biệt tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

212

Phân biệt tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng. Về mặt lý thuyết, hai tội danh này có một vài điểm tương đồng nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Bài viết sau nhằm cung cấp khái quát các dấu hiệu pháp lý về tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng như nêu ra những điểm khác nhau giữa hai loại tội phạm.

Quy định pháp luật về tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  thì hành vi tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, tức là, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao quản lý thành tài sản của mình, có thể thấy bằng các hành vi như hành vi lập giấy tờ, chứng từ giả; sửa chữa sổ sách, tài liệu;…

Theo Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 30/12/2020 thì hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác (bao gồm tài sản của Nhà nước, tổ chức và mọi công dân). Hành vi này thường được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như cưỡng bức, lừa dối, uy hiếp tinh thần,.. để chiếm đoạt tài sản.

Phân biệt tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Sự giống nhau giữa tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Là loại tội phạm cấu thành vật chất, tức là phải có hành vi chiếm đoạt tài sản và chỉ bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau căn cứ theo Điều 353 và 355 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên;
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi phạm tội nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Đều thuộc nhóm tội phạm liên quan đến tham nhũng được quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Chủ thể phạm tội đều là chủ thể đặc biệt, ngoài đáp ứng các điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên giống như các chủ thể bình thường thì còn phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Đều có động cơ vụ lợi

Sự khác nhau giữa tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Hành vi phạm tội:

  • Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý do chính chức vụ, quyền hạn đem lại. Cụ thể là sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái với chế độ quản lý tài sản thuộc phạm vi công tác của mình với mục đích chiếm đoạt tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)).
  • Hành vi khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) là hành vi vượt quá quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc mặc dù không được giao, phân công nhiệm vụ về lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện các hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác như lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ phải giao tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn khiến cho chủ tài sản tin tưởng và giao tài sản để chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản đó.

Chế tài xử phạt

  • Người phạm tội tham ô tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình căn cứ vào Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.
  • Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 01 năm tù và cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân theo Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.

Đối tượng tác động

  • Đối tượng của tội tham ô tài sản là tài sản đang thuộc sự quản lý hợp phạm của người phạm tội do chức vụ, quyền hạn đem lại.
  • Đối tượng của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người khác, dưới sự quản lý của người khác.

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

  • Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và khung hình phạt đối với tội danh cụ thể
  • Tư vấn các căn cứ pháp luật về các tình tiết cần xác định để được xem xét giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự cho bị can/ bị cáo
  • Tư vấn và đánh giá các cấu thành tội phạm từ đó đề ra phương hướng, cách thức xử lý đem lại quyền lợi cho Khách hàng
  • Tư vấn cho Khách hàng soạn thảo đơn xin miễn, giảm trách nhiệm hình sự
  • Tham gia thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi để bảo vệ thân chủ
  • Luật sư trực tiếp tham gia bào chữa giành quyền lợi hợp pháp cho Khách hàng tại tòa án

Bài viết trên đã phần nào phân biệt tội tham ô và tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai