Thủ tục tái thẩm trong tố tụng hình sự

118

Tái thẩm là việc Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ cho rằng có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định đó.

Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự, theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015, những bản án có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:
(i) Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

(ii) Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

(iii) Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

(iv) Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Theo Điều 400 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015, những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm gồm:

(i) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

(ii) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
(iii) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó. Sau khi có kết quả xác minh, nếu thấy có căn cứ, Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án có thẩm quyền.

Thẩm quyền tái thẩm

Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xem xét Bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

(i) ái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

(ii) Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

(iii) Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm sẽ không bị giới hạn nếu tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án và việc tái thẩm đó nếu là để minh oan cho người bị kết án thì dù người đó đã chết vẫn thực hiện tái thẩm.
Trong trường hợp tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì việc kháng nghị chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự như sau:05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015, Hội đồng tái thẩm có những quyền sau:

(i) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
(ii) Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

(iii) Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

(iv) Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Tags: tái thẩm trong tố tụng hình sự,thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng dân sự,bộ luật tố tụng hình sự 2015,ví dụ về giám đốc thẩm và tái thẩm,trình bày thẩm quyền đối tượng và thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm,đơn đề nghị giám đốc thẩm vụ án hình sự

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai