Tội mua bán hoá đơn giá trị gia tăng khống bị xử lý thế nào? Mức hình phạt cao nhất đối với hành vi mua bán hoá đơn khống? Mua bao nhiêu hoá đơn thì bị đi tù?
Khi mua bán hàng hóa, dịch vụ không ít chúng ta từng nhìn thấy các doanh nghiệp, công ty hay người bán hàng đưa cho các tờ hoá đơn đỏ hoặc chúng ta từng thấy nhằm xác nhận việc mua bán giữa các bên. Còn đối với các doanh nghiệp thì chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì mới sử dụng loại hóa đơn này, nhằm mục đích xác nhân cho việc kinh doanh để thực hiện việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật về thuế. Tuy nhiên, hiện nay muốn số bộ phận doanh nghiệp có hành vi gian lận thuế không thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế theo quy định mà thực hiện hành vi trái pháp luật là mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống. Mọi hành vi mua bán hoá đơn giá trị gia tăng khống đều bị xử lý theo pháp luật.
Có thể hiểu các hóa đơn đỏ hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng hay còn có tên gọi khác là hóa đơn VAT nó là một trong những loại hóa đơn, chứng từ quan trong của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nhằm để ghi nhận các thông tin trên hàng hóa, sản phẩm các dịch vụ bán hàng, khi công ty kinh doanh các hoạt động vận tải quốc tế, khi bán hàng vào các khu phi thuế quan, xuất khẩu hàng hóa cho đối tác nước ngoài để kê khai, tính thuế VAT theo quy định của pháp luật.
Cho nên thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích trục lợi hoặc các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi mà có hành vi mua bán hóa đơn khống nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế diễn ra rất phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật tùy theo mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm xử phạt hành chính thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống của các doanh nghiệp thông thường thể hiện qua các hành vi lập khống các hóa đơn các giao dịch không có thật trên thực tế hoặc có giao dịch những nội dung của các hóa đơn không có thực toàn bộ hoặc một phần để cho tổ chức khác lập khi bán hàng mà khi hạch toán, kê khai nộp thế cho ngân sách nhà nước nhằm mục đích hợp pháp hóa các hàng hóa, dịch vụ của mình không có hóa đơn chứng từ để bán hàng để gian lận trốn thuế hoặc không kê khai số thuế phải nộp.
Khi các doanh nghiệp có các hành vi bán các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà không ghi đúng, đầy đủ nội dung bắt buộc mà làm sai lệch về các giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc có các hành vi dùng hóa đơn của các sản phẩm hàng hóa này sử dụng để lập cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ khác dẫn đến sự sai lệch các nội dung bắt buộc giữa các liên của hóa đơn khi hạch toán, kê khai thuế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có hành vi sử dụng các hóa đơn, chứng từ của cơ quan thuế hoặc của các cơ quan có thẩm quyền,chức năng kết luận là hóa đơn bất hợp pháp để bán cho các cá nhân, tổ chức khác khi bán hàng, cung cấp dịch vụ không đúng quy định.
1. Cấu thành tội phạm tội mua bán trái phép hóa đơn
Hiện nay theo quy định tại Điều 203 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 thì hành vi mua bán hóa đơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước khi có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:
1.1. Về mặt khách thể của tội phạm
Xem thêm: Xử lý động vật, sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu về kiểm dịch
Hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống xâm phạm làm ảnh hưởng rất đến các chính sách quản lý của nhà nước trong lĩnh vực về thuế của mọi ngành nghề liên quan đến thuế dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế của đất nước là làm thất thoát nguồn thu vào ngân sách của nhà nước.
1.2. Về mặt khách quan của tội phạm
Khi có các hành vi mua bán các hóa đơn đỏ thì người phạm tội có các hành vi như không kê khai đầy đủ số tiền mua bán hàng hóa, kê khai sai gian dối không đúng sự thật, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, không đăng ký kê khai thuế và nhiều thủ đoạn khác nhằm mục đích để nộp để kê khai nộp mức thuế thấp hơn số thuế phải nộp, hoặc để được miễn thuế thậm chí để không phải nộp thuế theo quy định làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp. Nếu có hành vi mua bán hóa đơn VAT mà dẫn đến việc trốn thuế với số tiền nộp thuế từ 100 triệu còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng người trốn thuế đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi trốn thuế.
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
Người phạm tội có hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng có sự sai lệch, làm giả khai không hóa đơn, khai sai về nội dung của hóa đơn giữa các liên của hóa đơn như về thông tin của các hàng hóa, dịch vụ kèm theo mà không có sự kiện mua bán hàng hóa trên thực tế.
1.3. Về mặt chủ thể của tội phạm
Người phạm tội của hành vi mua bán hóa đơn đỏ của tội này không phải là tội phạm đặc biệt chỉ cần có đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự theo quy định và đạt độ tuổi theo quy định.
Thông thường các chủ thể của tội phạm này là những tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có sử dụng các hóa đơn giá trị gia tăng. Tiếp đến là những cá nhân có liên quan đến việc đặt in hóa đơn giá trị gia tăng hoặc nhận in hóa đơn mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép in hóa đơn theo ngành nghề kinh doanh mà được pháp luật cho phép in hóa đơn đỏ.
Các cá nhân, tổ chức mua các hàng hóa, dịch vụ có sử dụng các hóa đơn giá trị gia tăng.
1.4. Về mặt chủ quan của tội phạm
Mặc dù người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện mua bán hóa đơn VAT, sử dụng hóa đơn, các chứng từ không hợp pháp để thực hiện quá trình nghiệp vụ hạch toán, kế toán các hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như hóa đơn đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi có hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp với lỗi cố ý để mặc cho hậu quả xảy ra.
Dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội luôn luôn nhận thức rõ hành vi mua bán trái phép hóa đơn không đúng quy định của pháp luật với các chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm không được vi phạm.
Do đó, nếu có hành vi mua bán trái phép hóa hóa đơn giá trị gia tăng của các công ty, doanh nghiệp khác thì sẽ có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế hoặc tội phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước nếu như có đủ các dấu hiệu tội phạm. Việc quy định như vậy nhằm mục đích ngăn chặn, xử lý kịp thời, truy thu được số thuế thất thoát cho ngân sách nhà nước và giáo dục, răn đe cho những cá nhân, tổ chức khác có ý thức chấp hành, tuân thủ các chế độ, chính sách pháp luật của nhà nước nhằm góp phần ổn định nền kinh tế, xã hội phát triển đất nước.
2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mua bán hóa đơn khống
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty chúng tôi kinh doanh dịch vụ vận tải nội địa, giao nhận,làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Để có thể nhập/xuất cho mỗi lô hàng cho khách hàng, chúng tôi phải chi các khoản cho các bên liên quan mà không có hóa đơn (gọi là chi phí làm hàng). Một năm số chi phí này rất lớn. Nếu chi phí làm hàng này bị loại ra khỏi chi phí thì chúng tôi phải nộp thuế TNDN 20%. Liệu chúng tôi có thể kí hợp đồng thuê Sub. (1 đơn vị khác) đứng ra làm thủ tục thông quan, giao nhận, trả chi phí thay chúng tôi và tự lo hóa đơn để hạch toán chi phí? Nếu họ mua hóa đơn để hợp lý hóa chứng từ cho dịch vụ chúng tôi ủy thác thì liệu khi có vấn đề xảy ra về pháp luật (VD: mua bán hóa đơn) chúng tôi có bị liên đới hay không? Cách hạch toán chi phí làm hàng không hóa đơn như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn vấn thuế – Công ty luật Dragon:
Xem thêm: Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Tại Điều 143 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
“Điều 143. Hành vi trốn thuế
…
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.”
– Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như sau:
“Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác”.
– Mục 1 phần III Công văn 4215/TCT-PCCS về việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp quy định như sau:
“1. Trường hợp cơ sở kinh doanh mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp với mục đích chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng, trốn thu thu nhập doanh nghiệp thì bị xử lý như sau:
1.1- Hóa đơn mua, sử dụng bất hợp pháp không được sử dụng để kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng, không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan thuế khi phát hiện cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm nêu trên phải lập biên bản vi phạm và tuỳ theo hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để áp dụng ngay các biện pháp xử lý dưới đây:
a- Có biện pháp truy thu ngay số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ hoặc được hoàn; truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.
b- Phạt tiền đối với hành vi mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP nêu trên.
c- Phạt từ 1 lần đến 3 lần số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã chiếm đoạt theo quy định tại Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
d- Có văn bản gửi cơ quan công an, viện kiểm sát cùng cấp kiến nghị điều tra, khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm 1 Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cáo, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp”.
– Tại Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:
“1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
…”
Như vậy, mua bán hóa đơn là hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Nếu như bạn có hành vi này thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Bạn có quyền ký hợp đồng với công ty khác đứng ra làm thủ tục thông quan, giao nhận, trả chi phí thay cho công ty của bạn và công ty đó tự lo hóa đơn để hạch toán chi phí nếu như họ có đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nếu họ mua hóa đơn sai với quy định của pháp luật để hợp lý hóa chứng từ cho dịch vụ của công ty bạn ủy thác thì sẽ vi phạm pháp luật. Công ty bạn không liên quan gì thì sẽ không phải liên đới chịu trách nhiệm.
– Tại Điều 16 Nghị định 51/2010/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định về trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn như sau:
+ Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn;
+ Hàng hóa, dịch vụ bán không phải lập hóa đơn được theo dõi trên bảng kê;
+ Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Vậy, nếu như Doanh nghiệp không thuộc trường hợp cung ứng hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn được quy định tại Điều 16 Nghị định 51/2010/NĐ-CP thì bắt buộc phải xuất hóa đơn mới được đưa vào chi phí hợp lý của Công ty.
Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Trốn thuế là hành vi khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng.
Người có hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt hành chính, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm.
Điều 161 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội trốn thuế quy định:
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này thì bị phạt tiền từ một lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.
Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Khoản 1 Điều 161 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung.
Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định xử phạt hành chính về thuế có quy định đối với doanh nghiệp có hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, chứng từ; hóa đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm. Đây là một trong những hành vi bị coi là trốn thuế.
Như vậy, mặc dù bạn trốn thuế với số tiền là 40 triệu đồng, dưới 100 triệu đồng, nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, nên bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn thuế theo quy định vừa trích dẫn ở trên. Theo đó, bạn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn. Hết thời hiệu xử phạt hành chính đối với hóa đơn xử lý thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn thì việc tính thời hiệu được quy định như sau:
“Điều 5. Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn là 01 năm.
…
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được tính như sau:
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
Đối với vi phạm hành chính về hóa đơn đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, trường hợp của bạn là vi phạm hành chính về hóa đơn thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. Công ty bạn bị công an lập biên bản thu hồi phát hiện hoá đơn bất hợp pháp ngày 26/12/2014, nhưng căn cứ vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm để xem đã hết thời hiệu hay chưa.
- Nếu thời điểm xảy ra vi phạm đã kết thúc trước ngày 5/11/2014 thì tính đến 5/11/2015 đã hơn 1 năm hay hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Nếu vào ngày 26/12/2014, hành vi vi phạm đang được thực hiện và bị lập biên bản thì đến ngày 5/11/2015 chưa hết thời hạn 1 năm nên vẫn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900. 599. 979 để được giải đáp
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai