Hoạt động chứng minh của luật sư trong tố tụng hình sự

124

Để hoạt  động bào chữa của luật sư đạt hiệu quả thì không thể thiếu hoạt động chứng minh quan điểm pháp lý để thuyết phục cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) chấp nhận đề xuất,kiến nghị của luật sư .Hoạt động chứng minh của luật sư được thực hiện thông qua hoạt động thu thập ,đánh giá và sử dụng chứng cứ của luật sư .tuy nhiên hiện nay ,do vướng mắc ,bất cập của các quy định pháp luật về chứng cứ đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư

Thực hiện quyền bào chữa trong tố tụng hình sự tiếp cận dưới góc độ thực hiện quyền bào chữa (hoạt động bào chữa)của chủ thể bào chữa ,trong đó hoạt động bào chữa của luật sư là đạt hiệu quả nhất bởi lẽ luật sư là người bào chữa chuyên nghiệp ,được đào tạo bài bản .Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)hiện hành quy định “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về CQTHTT ,bị can bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” trên thực tế để hoạt động bào chữa đạt hiệu quả thì hoạt động chứng minh vô cùng cần thiết ,là yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động bào chữa .Để bào chữa có hiệu quả ,trong mọi trường hợp luật sư phải dựa vào quy định pháp luật tố tụng hiện hành ,dựa vào chứng cứ để chứng minh tính đúng đắn về căn cứ pháp lý của quan điểm bào chữa mới có tính thuyết phục ,chẳng hạn luật sư bào chữa theo hướng xác định thân chủ vô tội thông qua việc đưa ra bằng chứng ngoại phạm …bởi lẽ nếu chỉ đề xuất ,kiến nghị bảo vệ người bị buộc tội mà không dựa vào chứng cứ để chứng minh cơ sở pháp lý thì không có tính thuyết phục .do đó nghiên cứu hoạt động chứng minh của luật sư có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự

Đặc điểm hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự

Chứng cứ là cơ sở hàng đầu để CQTHTT chứng minh vụ án hình sự ,luật sư cũng chứng minh quan điểm bào chữa của mình thông qua chứng cứ .Khái niệm về chứng cứ được quy định tại khoản 1 điều 46 BLTTHS “Chứng cứ là những gì có thật ,được thu thập theo trình tự ,thủ tục do BLTTHS quy định mà cơ quan điều tra ,viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác ần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”.Khái niệm chứng cứ thể hiện các dấu hiệu đặc trưng của chứng cứ đó là tính khách quan,tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ .Hai dấu hiệu đầu tiên của chứng cứ được hiểu rằng chứng cứ phải thể hiện qua những tài liệu dưới dạng văn bản hoặc đồ vật tồn tại một cách độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người tong đó chứa đựng những thông tin có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án .Riêng dấu hiệu thứ ba của chứng cứ là “tính hợp pháp”có những vướng mắc bất cập về lý luận cũng như thực tiễn .Theo định nghĩa trên ,chứng cứ phải được thu thập theo trình tự ,thủ tục do BLTTHS quy định ,đó là việc thu thập chứng cứ phải do CQTHTT thực hiện và khoản 1 điều 65 BLTTDS quy định cách thức thu thập chứng cứ của CQTHTT ,tuy nhiên BLTTHS cũng quy định “…những người tham gia tố tụng ,cơ quan hoặc bất cứ cá nhân ,tổ chức nào đều có thể đưa ra tài liệu ,đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án”( khoản 2 điều 65 BLTTHS )như vậy những  người tham gia tố tụng ,những cá nhân ,tổ chức khác nếu có tài liệu ,đồ vật liên quan đến vụ án có thể giao nộp và những tài liệu đồ vật này được xem là chứng cứ hay không là do sự đánh giá của CQTHTT (điều 78 BLTTHS) Luật sư là một bên tranh tụng nhưng hiện nay BLTTHS không quy định cụ thể về trình tự ,thủ tục thu thập chứng cứ .Tuy nhiên BLTTHS lại quy định quyền bình đẳng đưa ra chứng cứ ,đồ vật ,tài liệu và tranh luận dân chủ của kiểm sát viên ,bị cáo ,người bào chữa và các chủ thể liên quan (điều 19) như vậy , “người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ dưới hình thức thụ động .Đó là người tham gia tố tụng ,cơ quan ,tổ chức ,cá nhân tự mình đưa ra đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan đến vụ án và cơ quan có thẩm quyền ghi nhận” “đối  người bào chữa cũng có quyền thu thập chứng cứ nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định họ không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng như điều tra viên ,kiểm sát viên hay hội đồng xét xử”BLTTHS quy định chủ thể đánh giá chứng cứ là điều tra viên ,kiểm sát viên,thẩm phán và hội thẩm(khoản 2 điều 66)mà không có quy định nào về đánh giá chứng cứ của người bào chữa. Nhưng BLTTHS cũng quy định về quyền bình đẳng trong việc đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ trước tòa và hiến pháp năm 2013 quy ddnihj nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm ,tại phiên tòa ,chủ thể buộc tội và luật sư tranh luận ,đối đáp dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa .Đặc biệt là việc tranh luận giứa luật sư với kiểm sát viên khi luật sư đưa ra chứng cứ phản biện các chứng cứ buộc tội ,chỉ ra những điểm mâu thuẫn ,bất hợp lý đối với chứng cứ buộc tội và đề xuất tòa án bác bỏ ,chính là hoạt động đánh giá chứng cứ của luật sư .Trên thực tế ,hoạt động bào chữa của luật sư thông qua thu thập ,đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh quan điểm pháp lý của mình là nhu cầu tất yếu để bảo đảm hiệu quả bào chữa .Hiện nay quy định pháp luật về chứng cứ ,thu thập chứng cứ đối với chủ thể bào chữa có những vướng mắc về lý luận và thực tiễn dân đến sự mất cân bằng của hai phía đối trọng trong tranh tụng mà lợi thế hoàn toàn nghiêng về chủ thể buộc tội .Sở dĩ các CQTHTT thường “thờ ơ” với chứng cứ do luật sư cung cấp một phần do quy định của BLTTHS về khái niệm chứng cứ ,thu thập chứng cứ như đã đề cập ở phần trên .CQTHTT có thể “từ chối”các đồ vật ,tài liệu có ý nghĩa gỡ tội do người bị buộc tội ,người bào chữa cung cấp với lý do “việc thu thập các đồ vật ,,không theo trình tự luật định”nghĩa là không phải do CQTHTT thu thập

Thu thập chứng cứ là khâu đầu tiên trong hoạt động chứng minh quan điểm bào chữa của luật sư .sau đó còn cần phải kết hợp đánh giá và sử dụng chứng cứ .

Việc phân giai đoạn của hoạt động chứng minh chỉ mang tính tương đói vì xuất phát từ mục đích của hoạt động bào chữa nên ngay từ khâu thu thập chứng cứ đã có tính định hướng ,lồng ghép trong hoạt động đánh giá chứng cứ và phán đoán sẽ sử dụng chứng cứ như thế nào để đạt được mục đích của luật sư là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội ,nguyên tắc khách quan ,toàn diện khi giải quyết vụ án hình sj đòi hỏi các CQTHTT tong quá trình điều tra ,truy tố có nghĩa vụ thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội .Tuy nhiên ,các chủ thể buộc tội thường trú trọng tìm kiếm chứng cứ buộc tội mà ít để ý đến chứng cứ gỡ tội .Do đó để đảm bảo sự cân bằng hai bên đối lập nhằm hướng đến mục tiêu tranh tụng ,luật sư có quyền tìm kiếm chứng cứ gỡ tội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội .Hoạt động bào chữa thông qua chứng minh quan điểm pháp lý của luật sư nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trước cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự thông qua hoạt động thu thập ,đánh giá ,sử dụng chứng cứ của luật sư .Trong đó thu thập chứng cứ là tiền đề tất yếu đối với hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ nhưng không tách bạch riêng rẽ mà tác động qua lại trong một hệ thống .Trong khi luật sư thu thập chứng cứ gỡ tội đã lồng ghép trong đó sự đánh giá và định hướng sử dụng chứng cứ nào ,như thế nào để có thể bảo vệ người bị buộc tội một cách hiệu quả nhất ,trên thực tế ,không phải trường hợp thu thập chứng cứ nào cũng nhanh chóng xác định giá trị chứng minh và định hướng sử dụng của chứng cứ .Do đó ,nếu khi thu thập chứng cứ có những tài liệu ,đồ vật luật sư vẫn còn nghi ngờ về giá trị chứng minh gỡ tội thì vẫn giữ lại để sau này tiếp tục nghiên cứu ,đánh giá xem có thể sử dụng và mục đích gỡ tội hay không .Một đồ vật ,tài liệu ,tình tiết khi ở trạng thái đơn lẻ có thể chưa phát hiện được giá trị chứng minh ,nhưng khi xem xét một cách hệ thống trong mối quan hệ tương tác với một nhóm tổng thể lại phát hiện ra vấn đề và chọn lọc để sử dụng theo mục đích của chủ thể

Đánh giá chứng cứ của một chủ thể buộc tội và luật sư tuy khác nhau về mục đích nhưng có điểm chung đó là hoạt động suy luận logic để giải quyết vấn đề .Chủ thể buộc tội sử dụng tư duy logicđể xử lý thông tin thu được về vụ án ,đó là xem xét độ tin cậy ,giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như tổng thể một cách hệ thống nhằm sáng tỏ vụ án hình sự ,xác định người phạm tội .Hoạt động bào chữa của luật sư đối kháng với chủ thể buộc tội song song với việc tìm kiếm những chứng cứ có lợi cho người bị buộc tội nhằm chứng minh quan điểm pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ còn thể hiện qua việc phản biện các chứng cứ buộc tội nhằm đưa ra các đề  xuất ,kiến nghị có lợi cho người bị buộc tội .Luật sư chỉ  cần chứng minh tội phạm của chủ thể buộc tội thiếu một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội danh mà người bị buộc tội bị truy tố thì có nghĩa là người bị buộc tội không phạm tội

Hoạt động bào chữa của luật sư còn thể hiện qua việc phản biện ngay các chứng cứ buộc tội ,chỉ ra những mâu thuẫn bất hợp lý của các chứng cứ buộc tội ,vô hiệu hóa những chứng cứ buộc tội do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc được thu thập bằng cách thức bất hợp pháp thông qua việc kiến nghị  loại trừ các chứng cứ này.Như vậy ,hoạt động bào chữa của luật sư không chỉ thể hiện qua việc đánh giá các chứng cứ do chính mình thu thập và hoạt động này diễn ra liên tục ,xuyên suốt các giai đoạn tố tụng hình sự kể từ khi luật sư tham gia vụ án ,hoạt động bào chữa thông qua việc thu thập ,đánh giá ,sử dụng chứng cứ là khâu cuối cùng .Trên cơ sở các chứng cứ đã có ,luật sư đánh giá và lựa chọn những chứng cứ có giá trị chứng minh hiệu quả nhất để bảo vệ người bị buộc tội trước sự buộc tội nên trước khi chọn lựa sử dụng chứng cứ nào để đạt được mục đích ,không thể thiếu hoạt động đánh giá chứng cứ .Do đó đối với hoạt động bào chữa của luật sư thì hoạt động đánh giá chứng cứ do luật sư thu thập được luôn luôn đồng hành cùng với hoạt  động sử dụng chứng cứ đồng thời phải bảo đảm trật tự nhất định mà không thể đảo ngược .Đó là,đánh giá chứng cứ trước ,sau đó chọn lựa việc sử dụng chứng cứ nào có thể mang lại hiệu quả nhất .Nếu không đánh giá chứng cứ hoặc có sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ đó làm cơ sở cho quan điểm pháp lý của mình thì thất bại là điều khó tránh.

Công ty Luật Dragon

Luật sư giỏi tại TP.HCM

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai