Một luật sư hình sự chuyên bào chữa cho các tội phạm, bao gồm cả tội phạm nghiêm trọng và tội nhẹ. Tội phạm nghiêm trọng thường được gọi là tội phạm giết người hoặc chống phá nhà nước. Tiêu chuẩn của bằng chứng cho tội phạm là phải giảm tối đa mức án mà họ phải chịu. Để biết thông tin về các tội phạm cụ thể hoặc các vấn đề xung quanh luật hình sự, vui lòng chọn từ một trong các chủ đề dưới đây.
Luật hình sự ở Việt Nam có nghĩa là hành vi phạm tội chống lại nhà nước, tội giết người, tham ô, hối lộ, lừa đảo, nó bao gồm tội phạm nghiêm trọng và tội nhẹ.
Một cơ quan đại diện cho pháp luật có các quy tắc và đạo luật xác định hành vi bị cấm bởi chính phủ vì nó đe dọa và làm tổn hại đến an toàn và phúc lợi công cộng và thiết lập hình phạt để áp dụng cho các hành vi đó .
Thuật ngữ hình sự có nghĩa là tội phạm có thể thiết lập hình phạt. Ngược lại, Tố tụng hình sự mô tả quá trình thông qua đó các luật hình sự được thi hành. Ví dụ, luật cấm giết người là một luật hình sự thực chất. Cách thức mà chính phủ thực thi luật thực chất này thông qua việc thu thập bằng chứng và truy tố thường được coi là một vấn đề thủ tục.
Tội phạm thường được phân loại là trọng tội hoặc tội nhẹ dựa trên bản chất của họ và hình phạt tối đa có thể được áp dụng. Một trọng tội liên quan đến hành vi sai trái nghiêm trọng có thể bị trừng phạt bằng cái chết hoặc bị phạt tù hơn một năm. Hầu hết các luật hình sự tiểu bang chia nhỏ tội phạm thành các lớp khác nhau với mức độ trừng phạt khác nhau. Tội phạm không lên tới trọng tội là tội nhẹ hoặc vi phạm. Một hành vi sai trái là hành vi sai trái mà pháp luật quy định hình phạt không quá một năm tù. Vi phạm ít hơn, chẳng hạn như vi phạm giao thông và đỗ xe, thường được gọi là vi phạm và được coi là một phần của luật hình sự.
Nguyên tắc của Tòa án nhân dân Tối cao về tội phạm
Tòa án Tối cao đã đưa ra các Hướng dẫn cần tuân thủ liên quan đến tội phạm, những hướng dẫn này được thảo luận Quyền của Người bị bắt : Một trong những nguyên lý cơ bản của hệ thống pháp lý của chúng tôi là lợi ích của sự suy đoán vô tội của bị cáo cho đến khi anh ta bị kết tội vào cuối phiên tòa về bằng chứng pháp lý
Bằng chứng và nhân chứng
Bằng chứng và nhân chứng được sử dụng tại các tòa án hình sự để quyết định số phận của bị cáo bằng cách xác định tội lỗi hoặc vô tội thông qua lý luận. Nhân chứng là tai mắt của công lý. Nhưng lời khai của các nhân chứng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy; do đó, sự thật có thể được chứng minh không chỉ bởi các nhân chứng mà còn bởi hoàn cảnh.
Nhiệm vụ của công tố viên trong hệ thống tư pháp hình sự
Một công tố viên lý tưởng phải coi mình là một tác nhân của công lý. Ở Việt Nam, chúng tôi có một công tố viên công cộng hành động theo sự chỉ đạo của thẩm phán. Thông thường, việc kiểm soát toàn bộ phiên tòa nằm trong tay thẩm phán phiên tòa. Điều tra là đặc quyền của cảnh sát. Tuy nhiên, người ta thường tin rằng quyền truyền thống của nulle pro resulti có sẵn cho công tố viên. Công tố viên ở Ấn Độ dường như không phải là người ủng hộ nhà nước theo nghĩa là công tố viên phải tìm kiếm sự kết án bằng bất cứ giá nào. Công tố viên phải vô tư, công bằng và trung thực, không chỉ với tư cách là một nhà điều hành công cộng mà còn bởi vì công tố viên thuộc về nghề luật danh dự, đạo đức đòi hỏi những phẩm chất này.
Việc xác định nhu cầu dịch vụ pháp lý và lựa chọn luật sư là những quyết định cực kỳ quan trọng. Một mô tả hoặc chỉ dẫn về giới hạn hành nghề không có nghĩa là bất kỳ cơ quan hoặc hội đồng nào đã chứng nhận luật sư đó là một chuyên gia hoặc chuyên gia trong một lĩnh vực hành nghề luật được chỉ định. Chỉ định một lĩnh vực hành nghề không có nghĩa là luật sư là chuyên gia hoặc chuyên gia trong lĩnh vực luật cũng không có nghĩa là luật sư đó nhất thiết phải là chuyên gia hoặc có thẩm quyền hơn bất kỳ luật sư nào khác. Khi liên hệ với luật sư qua email, không tiết lộ thông tin bí mật về trường hợp của bạn. Luật sư phải được dành thời gian để đảm bảo rằng họ không có xung đột lợi ích trong việc đại diện cho bạn.
Tội danh trong luật hình sự
Tối 20/5/2001 Nguyễn Công A (20 tuổi) cùng với Lê Thị Hoài V (18 tuổi) đến vũ trường Rex để giải trí. Trong lúc A ra ngoài gọi điện thoại thì Đoàn Văn K đến mời V nhảy nhưng bị từ chối. K đã có lời nói miệt thị và đe dọa V. Khi A vào, V đã kể lại sự việc và nói: “Anh phải cho nó một bài học nhớ đời”. A không nói gì, vì sợ lại phải sa vào con đường tù tội, bởi vì ngày 4/2/1997 A đã bị Tòa án nhân dân phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự 1985.
Khoảng 21 giờ đêm, A và V ra về thì gặp K trước cửa vũ trường, V nói: “Thằng lúc nãy đó, anh cho nó một trận đi…”. Thấy A không có phản ứng gì, V giận rỗi nói tiếp: “Sao anh hèn nhát vậy, nếu anh không ra tay để bảo vệ danh dự cho em, thì từ nay chúng ta vĩnh viễn chia tay nhau”.
Thấy V nói vậy, A chỉ tay vào mặt K và nói: “Tại sao lúc nãy mày chửi người yêu tao”. Sau đó A đấm liên tiếp vào mặt, vào người K. Bị đánh bất ngờ K không kịp phản ứng, ngã xuống đất. A tiếp tục dùng chân đá, đạp vào người đến khi K ngất xỉu. Sau đó A và V gọi taxi về nhà.
K được mọi người đưa vào bệnh viện cứu chữa, một tháng sau mới xuất viện.
Kết luận giám định pháp y ghi rõ: “Trên người bệnh nhân có nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật bệnh nhân phải gánh chịu là 25%”.
Hỏi: Anh (chị) hãy giải quyết vụ án về phương diện định tội danh và khung hình phạt áp dụng đối với A và V ?
Lời giải
Bước 1: Tóm tắt hành vi của từng người trong vụ án
* Đối với A:
– 20 tuổi, 4/2/1997 đã bị Tòa án nhân dân phạt 2 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985.
– 21 giờ ngày 20/5/2001 đã liên tiếp đấm vào mặt, vào người K. Mặc dù K ngã xuống đất nhưng vẫn đá liên tiếp làm K ngất xỉu. K phải điều trị tại bệnh viện 1 tháng. Trên người K có nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to, xấu. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật bệnh nhân phải gánh chịu là 25%”.
* Đối với V
18 tuổi, trước khi xảy ra vụ án V đã có những lời nói đối với A: “Anh phải cho nó một bài học nhớ đời”; “Thằng lúc nãy đó, anh đánh cho nó một trận”; “sao anh hèn nhát vậy, nếu anh không ra tay để bảo vệ danh dự của em, thì từ nay chúng ta chia tay nhau”.
Bước 2: Xác định hướng xâm hại (khách thể bị xâm hại) và các qui phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra
* Đối với A:
Hành vi của A đã xâm hại tới sự tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Các qui phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra: Khoản 1 và 2, Điều 104, khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.
* Đối với V:
Hành vi của V xâm hại tới sự tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Các qui phạm pháp luật hình sự cần kiểm tra: Khoản 1, 2 Điều 104, khoản 1 và đoạn 3 khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự.
Bước 3: Kiểm tra các qui phạm pháp luật hình sự đã lựa chọn
1) Đối với hành vi của A
* Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Điều luật qui định 2 tội: tội cố ý gây thương tích cho người khác và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
– Khách thể của tội phạm.
Khách thể trực tiếp của hai tội phạm này là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Hành vi của A đấm, đá, đạp vào người K đã trực tiếp xâm hại tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của K được Điều 104 Bộ luật hình sự bảo vệ.
– Mặt khách quan của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội đã dùng bạo lực về thể chất tác động vào cơ thể người khác gây tổn thương một bộ phận hay toàn bộ cơ thể hoặc gây tổn hại hay làm mất chức năng của một cơ quan nào đó trong cơ thể con người. Thương tích hoặc tổn hại sức khỏe có thể do chính người phạm tội trực tiếp gây ra hoặc do người phạm tội bắt người bị hai gây ra.
Mức độ thương tích hoặc mức độ tổn hại sức khỏe cho người khác là từ 11% trở lên là tỉ lệ thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu mức độ đó là từ dưới 11% thì phải có một trong những tình tiết sau mới cấu thành tội phạm này, đó là tình tiết: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Giữa hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội nói trên với hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có mối quan hệ nhân quả. Tội phạm hoàn thành từ khi gây ra vết thương hoặc làm tổn hại sức khỏe của người khác.
Còn các dấu hiệu khác như: công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm được qui định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
Trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng thuộc mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nêu trên và so sánh, đối chiếu với các tình tiết khách quan trong vụ án cho thấy A đã thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho sức khoẻ của K. A đã liên tiếp đấm vào người, vào mặt K và đến khi K đã ngã xuống đất hắn vẫn tiếp tục dùng chân đá vào người cho đến khi bất tỉnh. Hành vi trên của A rất nguy hiểm, trực tiếp xâm hại tới sức khỏe của K và chính hành vi đó đã làm cho K gánh chịu nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật K phải gánh chịu là 25%. Giữa thương tích mà K phải gánh chịu với hành vi của A có mối quan hệ nhân quả. Hành vi của A đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
– Chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm qui định tại Điều 104 là chủ thể thường, tức là bất cứ ai đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể thực hiện tội phạm này.
A khi thực hiện hành vi gây thương tích cho K đã 20 tuổi, có đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của mình. Như vậy A đã thỏa mãn các điều kiện của chủ thể của tội cố ý gây thương tích… theo Điều 104 Bộ luật hình sự.
– Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.
A có đủ điều kiện chủ quan về tuổi, về năng lực trách nhiệm hình sự. Khi thực hiện hành vi gây thương tích cho K, A đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. A cũng nhận thấy được hậu quả của hành vi đó là sẽ gây thương tích và gây tổn hại cho sức khoẻ cho K. Mặc dù nhận thức được như vậy nhưng A vẫn đánh K và mong muốn cho K bị thương nhằm thỏa mãn yêu cầu của người yêu. A thực hiện tội phạm bằng lỗi cố ý trực tiếp.
Từ những phân tích trên, so sánh với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội cố ý gây thương tích được qui định trong Bộ luật hình sự có đủ cơ sở kết luận A đã phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
* Khoản 2 Điều 104, khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.
Để xác định khung hình phạt áp dụng đối với A, cần kiểm tra khoản 2 Điều 104 và khoản 2 Điều 49.
– Kết luận giám định pháp y cho biết A đã gây cho K tỷ lệ thương tích là 25%. Với tỷ lệ thương tích này, về nguyên tắc A chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104. Tuy nhiên, theo kết luận của Hội đồng giám định pháp y thì K phải chịu một vết thương tích ở trán dài 6 cm, sau khi chữa khỏi để lại vết sẹo to và xấu, đồng thời mắt phải của K cũng bị tổn thương thị lực giảm xuống chỉ còn 4 %. Theo Mục I.1 Nghị quyết 02 ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, thương tích trên được coi là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Khoản 2 Điều 104 quy định nếu phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ nạn nhân từ 31 % đến 60 % thì sẽ áp dụng khung hình phạt tăng nặng này. Thế nhưng cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 104, trong trường hợp phạm tội gây thương tích cho nạn nhân từ 11% đến 30 % mà có tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân thì khung hình phạt tăng nặng này cũng được áp dụng với người phạm tội. Vì thế, A phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Về khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự.
Ngày 4/2/1997 A bị phạt 2 năm tù về tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 109. Căn cứ khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1985 thì tội phạm ở khoản 2 Điều 109 là tội nghiêm trọng và theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 thì đây cũng là tội phạm nghiêm trọng. Theo điểm b khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự năm 1999 thì bản án cũ này chưa được xóa.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 thì trường hợp A đã bị kết án về một tội nghiêm trọng do cố ý chưa được xoá án tích mà lại phạm tội nghiêm trọng do cố ý là trường hợp tái phạm chứ không phải là tái phạm nguy hiểm, cho nên nó không phải là tình tiết định khung tăng nặng.
Tóm lại: Căn cứ vào các tình tiết của vụ án và đối chiếu, so sánh với Điều 104 Bộ luật hình sự có đủ cơ sở kết luận A phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt được qui định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự.
2) Đối với hành vi của V
V đã 18 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Mặc dù V không trực tiếp thực hiện hành vi gây thương tích cho K nhưng đã có hành vi kích động, thúc đẩy A thực hiện tội phạm. V chính là người chủ động về tinh thần gây ra tội phạm. A ngay từ đầu đã không có ý định phạm tội. Nhưng V bằng lời nói nhiều lần thúc đẩy, yêu cầu A đánh K để cho K một bài học. V nói: “Anh phải cho nó một bài học nhớ đời”. “Thằng lúc nãy chửi em đó, anh đến đánh cho nó một trận”. Thấy A chưa hành động thì V lại kích động, thúc đẩy A phạm tội: “Anh hèn vậy, nếu anh không ra tay bảo vệ danh dự cho em thì từ nay chúng ta chia tay nhau”.
Chính những lời nói đó của V đã tác động mạnh vào tinh thần, tâm lý của A làm cho A từ chỗ không có ý định phạm tội, dẫn tới có ý định và thực hiện tội phạm, gây thương tích nặng cho K. Rõ ràng các tình tiết vụ án cho thấy ở đây có sự liên hiệp hành động giữa A và V. Hành vi của chúng có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau, qui định lẫn nhau. Trong đó hành vi của A là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả phạm tội chung, đó là K bị nhiều vết thương trượt da, ở vùng trán có vết thương sâu dài 6 cm để lại sẹo to. Thương tích ở mắt phải làm giảm thị lực xuống còn 4%. Tỷ lệ thương tật K phải gánh chịu là 25%. Hành vi của V thông qua hành vi của A dẫn đến hậu quả trên cho K.
V và A cùng cố ý thực hiện tội cố ý gây thương cho K theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. V nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình, đồng thời cũng nhận thức được hành vi của A gây thương tích cho K là hành vi bị pháp luật hình sự cấm, nhận thức được hậu quả phạm tội chung. Tuy biết như thế nhưng V vẫn kích động, thúc đẩy và mong muốn A thực hiện tội phạm, gây thương tích cho K để cho K một bài học cảnh cáo.
Tóm lại: Từ những sự phân tích trên có đủ cơ sở kết luận V đồng phạm với A với vai trò xúi giục về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 104 và khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự.
Bước 4: Kết luận:
1) A phạm tội gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự;
2) V đồng phạm với A với vai trò xúi giục về tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 2 Điều 104 và khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự.
Tình huống 2: Cấu thành tội phạm
A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an.
Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:
- H và Q phạm tội cướp tài sản;
- H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
- H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Câu hỏi: Hành vi của H, Q cấu thành tội gì? Tại sao?
Lời giải
1. Ý kiến H và Q phạm tội cướp tài sản: Ý kiến này là sai, vì các tình tiết của vụ án không đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản
Khoản 1 Điều 168 BLHS 2018 quy định về tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”.
Tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhắm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội cướp tài sản)
* Khách thể của tội phạm:
Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản xâm phạm trước hết đến thân thể, đến tự do của con người để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu.
Trong tình huống trên, H và Q thấy chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên đường, lại thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng nên H và Q lấy đi toàn bộ tài sản của chị B trị giá 10 triệu đồng. Như vậy, trong tình huống này, H và Q không xâm hại đến thân thể, đến tự do của chị B và hai người bạn hay nói cách khác là không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. H và Q chỉ xâm hại đến quan hệ sở hữu của chị B. Như vậy, trong tình huống này, H và Q không xâm hại đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm hại đến quan hệ sở hữu của chị B.
* Mặt khách quan:
Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi khách quan của tội cướp tài sản. Đó là: Hành vi dùng vũ lực; hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc; hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm chém… Hay có thể nói một cách khái quát là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Vũ lực đe dọa sẽ thực hiện có thể sẽ nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thuộc với người bị đe dọa. Để xác định dấu hiệu đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, ta thấy ngay tức khắc là ngay lập tức không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Khả năng này không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của người phạm tội mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi của người phạm tội. Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc cũng có nghĩa là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho người phạm tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.
Hành vi khác làm cho người khác lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Để xác định hành vi này, trước hết xuất phát từ phía người bị hại phải là người bị tấn công, nhưng không phải bị tấn công bởi hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc mà bị tấn công bởi hành vi khác. Như vậy, hành vi khác mà nhà làm luật quy định trong cấu thành trước hết nó phải là hành vi tấn công người bị hại, mức độ tấn công tới mức người bị hại không thể chống cự được. Ví dụ như bỏ thuốc ngủ vào cốc nước cho người bị hại uống làm cho người đó ngủ say, bị mê mệt không biết gì sau đó mới chiếm đoạt tài sản của người bị hại…
Trong tình huống trên, H và Q không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay có hành vi nào khác làm cho chị B và hai người bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Chị B và hai người bạn lâm vào tình trạng không thể chống cự được là do uống quá nhiều rượu nên say, việc chị B và hai người bạn lâm vào tình trạng không nhận thức, không chống cự được không có lỗi của H và Q. Vì vậy, trong tình huống này H và Q chỉ chiếm đoạt tài sản của chị B.
=> Từ phân tích về khách thể và mặt khách quan của tội phạm ta thấy, H và Q không thỏa mãn dấu hiệu để cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS. Như vậy ý kiến cho rằng H và Q phạm tội cướp tài sản là sai.
2. Ý kiến H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: ý kiến này cũng sai vì các tình tiết không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 BLHS 2015. Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai). Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu giếm hành vi phạm tội của mình , trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản, người bị thiệt hại biết ngay người lấy tài sản của mình (biết mà không thể giữ được).
Do đặc điểm riêng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… Mặc dù tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tội phạm chưa được các nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu nhiều, nhưng qua thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ;
- Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.
Trong tình huống trên, H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên đường nên đã chiếm đoạt tài sản của chị B. Trong trường hợp nếu chị B và hai người bạn không hẳn bị mê mệt mà vẫn có thể nhìn thấy hành vi chiếm đoạt tài sản của H và Q nhưng do quá say nên họ không thể ngăn cản hành vi của H và Q thì H và Q có thể bị cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong tình huống có ghi rõ “… H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an…”, như vậy trong khi H và Q đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, chị B và hai người bạn không hề biết và nhìn thấy hành vi của H và Q, phải đến sáng hôm sau chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Như vậy, hành vi của H và Q không thể là công nhiên mà có hành vi lén lút, hành vi của H và Q chỉ có thể bị coi là công nhiên khi chị B hoặc hai người bạn của chị B tỉnh giấc nhận thấy chị B bị chiếm đoạt tài sản nhưng do quá say nên không có khả năng chống cự và H và Q vẫn công khai, trắng trợn lấy số nữ trang trên người chị B. Tính chất công khai, trắng trợn tuy không phải là hành vi khách quan, nhưng nó lại là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.
=> Từ những phân tích trên, ta thấy H và Q không có đủ các dấu hiệu cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 172 BLHS 2015. Như vậy, ý kiến H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là sai.
3. Ý kiến H và Q phạm tội trộm cắp tài sản: ý kiến này đúng, vì đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS. Điều 173 không mô tả những dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Qua thực tiễn xét xử có thể hiểu: Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị lấy tài sản, chỉ sau khi mất họ mới biết mình bị mất tài sản.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội trộm cắp tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Trong tình huống trên, H và Q không hề xâm hại đến quan hệ nhân thân của chị B và hai người bạn mà chỉ có hành vi xâm phạm đến tài sản của chị B, cụ thể là lấy đi toàn bộ số nữ trang bằng vàng của chị B.
* Mặt khách quan:
Do đặc điểm của tội trộm cắp tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cành khách quan khác như chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
Để xác định hành vi trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp với một số tội phạm khác gần kề, chúng ta có thể có một số dạng trộm cắp tài sản có tính chất đặc thù như sau:
- Người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối tiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện sẽ lén lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản;
- Người phạm tội lợi dụng chỗ đông người, chen lấn xô đẩy để chiếm đoạt tài sản của người khác;
- Người phạm tội lợi dụng người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản hoặc người tài sản không trực tiếp quản lý nên đã chiếm đoạt. Đặc trưng hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu lén lút. Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai ở các tội xâm phạm sở hữu khác, dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành đó. Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút. Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi có hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi với chủ tài sản, đối với những người khác, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản vẫn là công khai. Nhưng trong thực tế, ý thức chủ quan của người phạm tội trong phần lớn vẫn là lén lút, che giấu đối với người khác.
Trong tình huống trên, H và Q đã lợi dụng lúc chị B và hai người bạn say rượu nằm mê mệt bên đường nên đã chiếm đoạt tài sản của chị B. Ta thấy trong tình huống có ghi rõ: “… H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn đang say nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an…” . Để xác định hành vi phạm tội của H và Q trong tình huống này ta cần xác định “tại thời điểm mất tài sản, chủ tài sản có biết hay không” là vấn đề cần thiết phải làm rõ, bởi nó liên quan đến bản chất của hành vi chiếm đoạt. Trong tình huống này, chị B là chủ tài sản, do bị say rượu nằm mê mệt bên đường nên trong khi bị H và Q chiếm đoạt tài sản không hề biết mình bị chiếm đoạt tài sản. Phải đến sáng hôm sau tỉnh giấc chị B mới biết mình bị mất tài sản. Như vậy, dấu hiệu “thời điểm mất tài sản” là mốc thời gian, xác định việc tài sản đã bị chiếm đoạt và không nằm trong vòng kiểm soát của chủ tài sản nữa. Tại thời điểm này, chủ tài sản (chị B) không biết việc mình bị mất tài sản và đây chính là hệ quả của hành vi “lén lút”. Bởi chỉ có “lén lút” mới làm chủ tài sản không biết mình bị mất tài sản. Mặt khác trị giá tài sản bị các đối tượng chiếm đoạt là 10 triệu đồng, thỏa mãn dấu hiệu được nêu trong Điều 173 BLHS (từ hai triệu đồng trở lên ). Hành vi của H và Q được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích cuối cùng của H và Q là mong muốn chiếm đoạt tài sản của trị B, cụ thể là số nữ trang bằng vàng trên người của chị B.
Với sự liên hệ qua lại giữa các dấu hiệu này, giúp chúng ta dễ dàng tìm ra điểm đặc trưng của tội “Trộm cắp tài sản”, từ đó ta có cơ sở để quyết định H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.
Căn cứ vào những phân tích trên, căn cứ vào khách thể và mặt khách quan của tội phạm ta thấy, H và Q có đủ những dấu hiệu để cấu thành tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS 2015. Như vậy, ý kiến cho rằng H và Q phạm tội trộm cắp tài sản là đúng.
Tình huống 3: Định tội danh
A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X như sau:
Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe.
Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.
Câu hỏi:
- Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
- B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?
Lời giải
1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
Trường hợp 1: Hành vi của A cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015) :
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Về dấu hiệu pháp lý: Điều 140 BLHS quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm 2 trường hợp:
- Thứ nhất, bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn, chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay mượn, thuê,…
- Thứ hai, sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê,… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản luôn là tài sản, giống như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, tuy nhiên, tội phạm này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây là điểm khác biệt so với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhắm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản. Trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không quy định những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội bị đuổi bắt, có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hay gây thương tích, hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác thì tùy trường hợp người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm chính là lượng dầu mà A đã chiếm đoạt được sau nhiều lần thực hiện hành vi gian dối, tổng tài sản chiếm đoạt trị giá 100 triệu đồng.
* Chủ thể của tội phạm:
Ngoài những điều kiện về tuổi và phải có năng lực trách nhiệm hình sự, tội này đòi hỏi chủ thể phải là những người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho khối lượng tài sản nhất định. Cơ sở giao tài sản là hợp đồng, việc giao và nhận tài sản là hoàn toàn ngay thẳng. Chủ tài sản do tín nhiệm đã giao tài sản để người được giao sử dụng, bảo quản, vận chuyển, gia công hoặc sửa chữa,… tài sản.
Theo đề ra, vì A ký hợp đồng vận chuyển dầu nên A chắc chắn đã có bằng lái ô tô bởi vậy có thể khẳng định rằng A có đủ điều kiện về tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, Trong đề cũng nêu rõ “A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”, như vậy A đã được công ty X tín nhiệm, giao cho việc vận chuyển dầu chạy máy. Nếu công ty X là doanh nghiệp tư nhân thì A không có trách nhiệm quản lý tài sản, mà chỉ có trách nhiệm vận chuyển, như vậy A không có dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô đó là có chức vụ, quyền hạn quản lý đối với tài sản được giao.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi phạm tội: Hành vi phạm tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt toàn bộ hay một phần tài sản đã được giao trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa chủ tài sản và người có hành vi chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt ở đây là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Những hành vi đó là những hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết:
– Không trả lại tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối ( như giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản rút bớt tài sản,… ) hoặc
– Không trả lại được tài sản do không có khả năng vì đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp (như dùng vào việc buôn lậu, buôn bán hàng cấm hay đánh bạc, ….)
Ví dụ như vụ việc xảy ra tại Việt Trì trong khoảng tháng 1 và tháng 2 năm 2008: Xuất phát từ mối quan hệ quen biết giữa Nguyễn Thị Lộc (phố Đoàn
Kết, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì) với các chị Lê Thị Kiều Vân (phố Thọ Mai, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) và Lê Thị Kiều Dung (phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì), trong khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2 năm 2008, Nguyễn Thị Lộc đã vay tiền của chị Vân và chị Dung với tổng số tiền là 2,1 tỷ đồng để dùng vào mục đích kinh doanh đóng tàu thủy và làm nhà riêng. Sau khi vay được số tiền trên, Nguyễn Thị Lộc lại không dùng đúng mục đích như cam kết. Vì hám lợi, Nguyễn Thị Lộc lại dùng toàn bộ số tiền trên vào việc đánh bạc với hình thức ghi lô, đề mà Lộc tự nhận là thư ký ghi đề cho một chủ đề ở Hà Nội dẫn đến thua lỗ toàn bộ khoản tiền vay. Lộc đã lạm dụng lòng tin của chị Vân và chị Dung, dùng số tiền vay được vào mục đích bất hợp pháp đó là ghi lô đánh bạc.
Hành vi gian dối của A đã được miêu tả kỹ trong đề bài “Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe”.Ban đầu sau khi nhận được dầu thật, A bí mật đem bán,sau đó A đổ nước vào thùng với khối lượng tương đương, đem tới công ty nhập kho, cuối cùng đổ nước đi và ra khỏi kho dầu.
A đã lợi dụng sự tín nhiệm của công ty X để kiếm lừa dối, chiếm dụng lượng dầu mỗi lần vận chuyển. Giữa A và công ty X đã có hợp đồng vận chuyển “A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty”. A đã có hành vi gian dối, tráo đổi tài sản, cụ thể là đổi dầu bằng nước.
– Đối tượng của hành vi chiếm đoạt: Đối tượng của hành vi chiếm đoạt trong tội này là những tài sản đã được giao ngay thẳng cho người phạm tội trên cơ sở hợp đồng, trong đề bài đối tượng của hợp đồng chính là 200 lít dầu mỗi lần A được thuê vận chuyển.
– Hậu quả: Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 Điều 140 – BLHS thì giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 1 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 1 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong đề bài đã cho thì hậu quả của hành vi chiếm đoạt của A đã quá rõ ràng, tổng trị giá tài sản mà A đã chiếm đoạt phi pháp có giá trị là 100 triệu đồng, thỏa mãn Điểm d- Khoản 2- Điều 140 BLHS “ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài sản, mục đích cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp đề ra thì lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Về lý trí, A nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt dầu máy của công ty X sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ty, thấy trước hậu quả của hành vi chiếm đoạt trên. Về ý chí, A mong muốn hậu quả phát sinh, A mong chiếm được số dầu trên để đem bán kiếm lợi nhuận.
Khi phân tích đề bài rất có thể có sự nhầm lẫn, cho rằng hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì vậy ở đây em xin phân biệt rõ. Giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản có 1 điểm khác nhau cơ bản đó là thời điểm phát sinh ý định chiếm đoạt, nếu như A trước khi ký hợp đồng vận chuyển dầu cho công ty X đã có ý định chiếm đoạt tài sản thì chắc chắn A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn nếu sau khi A có được lượng dầu một cách hợp pháp ( thông qua hợp đồng vận chuyển) mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thì hành vi của A cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy trong đề nêu rằng “Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X” mặt khác, hợp đồng vận chuyển dầu nhiều lần thì thường là hợp đồng vận chuyển dài hạn, nên ý định phạm tội của A có thể coi là phát sinh sau khi ký được hợp đồng. Tuy nhiên, nếu ý định này phát sinh trước khi ký hợp đồng, hoặc hợp đồng vận chuyển dầu được ký mỗi lần trước khi vận chuyển thì hành vi của A cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Về cơ bản thì khung hình phạt của A là không thay đổi “ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm”.
Trường hợp 2: Hành vi của A cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 353 – BLHS 2015):
Điều 353. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:a) Có tổ chức;b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;c) Phạm tội 02 lần trở lên;d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Về dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội phạm)
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội tham ô là chủ thể đặc biệt: chỉ những người mang dấu hiệu chủ thể đặc biệt đó làm dấu hiệu có chức vụ quyền hạn quản lý tài sản mới có thể là chủ thể của tội này, những người không có chức vụ quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm tham ô với vai trò là người xúi giục, tổ chức hay giúp sức.
Chủ thể của tội tham ô là người có trách nhiệm quản lý tài sản, trách nhiệm này có thể có được do có chức vụ hoặc do đảm nhiệm những chức trách công tác nhất định, trách nhiệm quản lý tài sản cần được phân biệt với trách nhiệm bảo vệ đơn thuần của người làm công việc bảo vệ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước hay hợp tác xã. Người có chức vụ quyền hạn là người do bổ nhiệm,do bầu cử ,do hợp đồng hoặc do hình thức khác có hưởng lương hoặc ko hưởng lưong được giao thực hiện nhiệm vụ nhất định có quyền hạn. Cho nên ở đây A thông qua hợp đồng đã được công ty X giao cho nhiệm vụ và quyền hạn trong việc vận chuyển xăng dầu. A được đảm nhiệm công việc có tính độc lập đó là công việc tạo ra cho ngừoi được giao (tuy ko có trách nhiệm quản lí tài sản) mối quan hệ cũng như trách nhiệm với khối lượng tài sản nhất định trong khoảng thời gian nhất định.Ở đây công ty X đã giao cho anh A một mình vận chuyển chuyển chuyến hàng, ko có người áp tải.(Trong trường hợp những thùng dầu A chở được một cơ quan dùng dây chì buộc lại với nhau thì cơ quan đó mới là người quản lý tài sản, và khi đó A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở phần a.1).
Khi A có trách nhiệm quản lý lượng dầu máy thì A là người có thẩm quyền, bởi vậy A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản.
* Về mặt khách quan:
Người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Hành vi phạm tội của tội tham ô trước hết là hành vi chiếm đoạt, đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quển lý, người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lý tài sản được giao mà chiếm đoạt tài sản mình đang quản lý. Người phạm tội tham ô có thể dùng những thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt được tài sản, xét đến cùng thì những thủ đoạn đó thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như phương tiện, điều kiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Trong vụ án đề ra, hành vi của A là hành vi gian dối, với những thủ đoạn đã phân tích như trong phần a.1.
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội tham ô tài sản là những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội là hoạt động theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Hành vi của A
Về mặt chủ quan của tội phạm không có gì khác biệt so với phần a.1.
Điểm khác biệt giữa Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Tội tham ô chính là dấu hiệu về chủ thể. Nếu như A có trách nhiệm quản lý tài sản thì hành vi của A cấu thành tội tham ô tài sản.
Hành vi của A thỏa mãn Điểm d Khoản 2 Điều 278 BLHS về tội tham ô tài sản.
2. B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.
Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì có thể chia ra những trường hợp như sau:
b.1.Thứ nhất, nếu B hoàn toàn không biết gì về hành vi chiếm đoạt của A, không biết số dầu A bán cho mình là bất hợp pháp, và không có bất kỳ thỏa thuận nào với A thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A. Trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật thì yếu tố lỗi là yếu tố không thể thiếu. Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Trong trường hợp thứ nhất này, B không hề có lỗi trong việc tiêu thụ dầu của A, hoàn toàn ngay tình, bởi vậy nên B không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.
b.2.Thứ hai, nếu B hoàn toàn biết được số dầu mình mua của A là do A chiếm đoạt được một cách phi pháp, nhưng giả vờ như không biết,giữa A và B không hề có sự hứa hẹn hay thỏa thuận nào, B do ham lợi vẫn cố tình tiêu thụ dầu thì hành vi của B thỏa mãn cấu thành Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS)
– Về mặt khách quan của tội phạm, hành vi của B là hành vi tiêu thụ dầu máy mà biết được đó là lượng dầu A chiếm được do phạm tội, tuy nhiên giữa A và B không có bất kỳ sự thỏa thuận nào.
– Về mặt chủ quan, B nhận thức rõ hành vi tiêu thụ dầu máy mà A chiếm đoạt được một cách phi pháp là nguy hiểm cho xã hội, lượng dầu rất lớn ( 200 lít dầu mỗi lần) nhưng do ham lợi nhuận, B vẫn cố tình tiêu thụ số dầu đó, B nhận thức được rõ ràng hậu quả của hành vi của mình. Lỗi của B là lỗi cố ý.
Như vậy hành vi của B sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 323 BLHS – Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
b.3.Thứ ba, nếu giữa B và A có sự thỏa thuận trước với nhau (ví dụ như A chiếm đoạt dầu để B tiêu thụ, dầu sẽ được bán cho B với giá thấp hơn giá thị trường 5%, B đảm bảo nguồn cầu cho A,.. ). A phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hành vi của B cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 – BLHS với vai trò đồng phạm của A.
* Về mặt khách quan :
– Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất 2 người tham gia thực hiện tội phạm và họ có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm, cả A và B đều đủ điều kiện chủ thể,
– Những người đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm, với một trong 4 hành vi : thực hiện tội phạm hoặc tổ chức thực hiện tội phạm hoặc xúi giục người khác thực hiện tội phạm hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm. A và B cùng tham gia thực hiện tội phạm, A lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt dầu máy, B phụ trách tiêu thụ.
* Về mặt chủ quan:
Cả A và B đều cố ý thực hiện hành vi phạm tội, A chiếm đoạt, B tiêu thụ giúp, vì giữa hai người đã có sự thỏa thuận với nhau nên họ còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của người đồng phạm kia.
– Về lý trí: A biết rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt dầu máy là trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, B cũng biết rõ hành vi tiêu thụ dầu của mình là gây nguy hiểm cho xã hội. Hai người cũng biết rõ hành vi cố ý của người kia.
– Về ý chí: tất nhiên cả hai người này mong muốn có hoạt động chung, và cùng mong muốn để cho hậu quả phát sinh, bởi vì nếu A chiếm đoạt được dầu thì rất cần có nơi tiêu thụ, B cũng muốn kiếm được thêm tiền vì hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, tuy nguy hiểm nhưng chắc chắn đem lại lợi nhuận cao hơn so với bình thường.
Trường hợp đồng phạm của A và B là đồng phạm giản đơn, cả 2 người tham gia với vai trò đồng thực hành nếu phân chia theo dấu hiệu khách quan. Còn nếu chia theo dấu hiệu chủ quan thì trường hợp đồng phạm của họ là đồng phạm có dự mưu, nghĩa là đã có sự bàn bạc, thỏa thuận từ trước để thực hiện hành vi chiếm đoạt và tiêu thụ dầu nhiều lần ( tổng trị giá tài sản lên tới 100 triệu).
Đối với trường hợp đồng phạm giản đơn này, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm, thì A và B đều bị truy tố, xét xử về cùng 1 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo điểm d khoản 2.
b.4. Thứ tư, nếu nếu giữa B và A có sự thỏa thuận trước với nhau, A phạm tội tham ô tài sản, thì hành vi của B cấu thành Tội tham ô tài sản với vai trò đổng phạm.
* Về mặt chủ quan: không có gì khác biệt so với trường hợp thứ ba nêu trên.
* Về mặt khách quan :
– Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất 2 người tham gia thực hiện tội phạm và họ có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm, cả A và B đều đủ điều kiện chủ thể,
– Những người đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm, với một trong 4 hành vi : thực hiện tội phạm hoặc tổ chức thực hiện tội phạm hoặc xúi giục người khác thực hiện tội phạm hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm.
Trong đề bài ra thì A đóng vai trò người thực hành của tội tham ô, hành vi của A là lợi dụng quyền hạn quản lý tài sản bằng hành vi gian dối đã chiếm đoạt lượng dầu với tổng trị giá 100 triệu, còn B đóng vai trò người giúp sức,hành vi của B là tiêu thụ dầu giúp A.
Như vậy B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản với vai trò người giúp sức. Ngoài ra B cũng có thể là người xúi giục hoặc người tổ chức.
Các tìm kiếm liên quan đến bài tập định tội danh trong luật hình sự: bài tập tình huống luật hình sự 3, bài tập tình huống luật hình sự có đáp án, các bước định tội danh, bài tập lý luận định tội danh, khái niệm định tội danh, lý luận chung về định tội danh, bài tập luật hình sự phần các tội phạm, tội danh là gì
Tham khảo (hocluat)
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai