Năm mới Kỷ Hợi tinh thần mới với ngày truyền thống Luật sư Việt Nam

143

TÂM TƯ TRONG NGÀY TRUYỀN THỐNG LUẬT SƯ VIỆT NAM

Hàng năm, cứ đến ngày này (10/10), như nhiều luật sư bào chữa khác, tôi lại ngồi lắng chút tâm tự về nghề với những kỷ niệm vui, buồn; hướng lòng mình về những khát vọng làm sao cho nghề luật sư phát triển xứng đáng với truyền thống vốn có của nó, để không phụ lòng tin cậy và mong ước của nhân dân.

Về lịch sử, nghề luật sư ở Việt Nam đã có bề dày hơn một trăm năm kể từ khi Thống đốc Nam Kỳ ban hành nghị quyết ngày 26/11/1867 về việc hành nghề bào chữa trước các toà án Pháp.Nhưng mãi đến năm 1930, theo Sắc lệnh ngày 25/5/1930 của Tổng thống Cộng hoà Pháp(được sửa đổi ngày 24/7/1931), người Việt Nam mới bắt đầu chính thức được hành nghề luật sư(trước đó chỉ có người Việt quốc tịch Pháp).Chỉ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nghề luật sư trong chế độ mới chính thức được hoạt động trở lại theo Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám, lịch sử nghề luật sư ở nước ta đã rạng danh tên tuổi của nhiều vị luật sư tiền bối nêu gương sáng về tài năng và đạo đức nghề nghiệp, trở thành niềm tự hào của giới luật sư Việt Nam.Sự ra đời của Liên đoàn Luật sư Việt Nam vào ngày 12/5/2009 là một sự kiến đánh dấu bước phát triển mới của nghề luật sư ở nước ta.Từ đây,giới luật sư Việt Nam đã có một “Ngôi nhà chung” như tên gọi thân thiết của mọi người về tổ chức này.Bốn năm sau, vào ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống luật sư Việt Nam, để từ đây giới luật sư nước ta có một ngày lễ chính thức của mình.

Điểm qua mấy nét khái quát về lịch sử như thế, tự lòng mỗi luật sư bào chữa sẽ dậy lên một niềm tự hào về nghề nghiệp của mình đang theo đuổi, là cái vốn quý để giúp cho chúng ta nhìn lại, tự kiểm xem những việc mình làm, những điều mình nghĩ để có thể vượt qua những khó khăn, thăng trầm với những vui buồn nghề nghiệp từng gặp phải trong quá trình hành nghề.Là người đồng hành với thân chủ trong suốt quá trình tố tụng, luật sư bào chữa vui với niềm vui khi họ được minh oan và buồn cùng nỗi buồn oan khuất của họ mà không được giải.Đó là những số phận pháp lý của từng người theo phán quyết của toà án.Tôi đã từng xúc động khi viết về niềm vui của một bị cáo được minh oan sau 10 năm sa vào vòng tố tụng bằng những vần thơ chân thật từ đáy lòng mình:Mười năm kêu thấu đất trời/Bao nhiêu oan khuất một thời đã qua/Xác thân dù có về nhà/Giọt đau còn đọng đến già chưa khô. Để rồi kết bài thơ bằng một tâm trạng:Đường nghề hun hút xa xôi/Lòng riêng một nỗi buồn vui nhân tình/Câu thơ viết giữa pháp đình/Nửa mừng thân chủ, nửa dành cho ta. Thực ra, đó chỉ là một niềm vui muộn mằn mang tính an ủi hơn là một niềm vui đích thực trong cuộc đời, bởi giá như không có cai 10 năm oan khuất tai ác kia thì sẽ trọn vẹn biết bao nhiêu.Những năm gần đây, tên tuổi của những người bị hàm oan đã được giải oan như Hàn Đức Long,Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… cũng đã làm dịu bớt đi trong chúng ta những nỗi buồn nghề nghiệp.Nhưng vẫn còn đó những Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng… và bao nhiêu thân phận khác đang chờ đợi với nỗi niềm khắc khoải, âm thầm, đau đáu.Có lẽ nỗi đau lớn nhất của người luật sư là thấy thân chủ mình thực sự bị oan khuất, đã cố găng lao tâm khổ tứ, làm hết sức mình nhưng đành bất lực nhìn thân chủ với nỗi oan có thật ở trên đầu.Bởi người luật sư hành nghề với tư cách cá nhân mà sức mạnh nếu có cũng chỉ là những luận lý được xây dựng trên cơ sở hồ sơ vụ án và diễn biến công khai tại phiên toà.Trong khi đó thì cơ quan tiến hành tố tụng lại có quyền nhân danh quyền lực nhà nước để phán xét về số phận pháp lý của  người bị truy tố trước pháp luật.Đành rằng các hoạt động tố tụng này đã được điều chỉnh bằng những nguyên tắc tư pháp tiến bộ, văn minh trong thành quả hàng nghìn năm mà trí tuệ loài người đã dày công xây dựng và bồi đắp.Nhưng ai dám bảo đảm trong thực tế, những nguyên tắc ấy bao giờ cũng được hiển hiện trong từng vụ án cụ thể với những thân phận cụ thể.Sự vi phạm tố tụng từ phía những người có quyền lực phán xét trong hoạt động tố tụng có nhiều dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau.Tựu trung lại chủ yếu là sự vi phạm nguyên tắc “suy đoán vô tội”, trong đó hạt nhân của nguyên tắc này là nghĩa vụ chứng minh thuộc và bắt buộc phải thuộc về những người tiến hành tố tụng.Khi nguyên tắc này bị vi phạm thì oan khuất cũng từ đó mà nảy sinh.Luật quy định nghĩa vụ này cho họ là để hạn chế và chống lại sự lạm dụng quyền trong việc sử dụng quyền lực nhà nước phán xét số phận pháp lý của con người.Trong tư pháp,người ta hay nói đến cụm từ “Phụng sự công lý”.Thực ra, khái niệm “Công lý” chỉ là một khái niệm có nội hàm tương đối so với khái  niệm “Chân lý”.Không phải ngẫu nhiên mà ở một số nước phương Tây, khi không chứng minh được bị cáo phạm tội thì toà án chỉ tuyên bố “Tội phạm không được thành lập” và vị quan toà phải buộc trả tự do cho bị cáo.Tuyên bố đó có giá trị xác định với công luận rằng công tố đã bất lực, không thực hiện được nghĩa vụ của mình là chứng minh tội phạm và vì thế, không thể kết tội bị cáo, mặc dù có thể trong niềm tin nội tâm, họ vẫn tin rằng bị cáo là người phạm tội, nhưng không vì niềm tin nội tâm ấy mà tuỳ tiện “suy đoán có tội” đối với kẻ bị truy tố.

Gần đây, trong một vụ án đã kéo dài tới 16 năm với thân phận của 10 bị cáo bị thay đổi tội danh nhiều lần, quan điểm của các luật sư bào chữa là chưa đủ căn cứ kết tội, nhưng cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng vẫn áp dụng lối “suy đoán có tội” chỉ dựa trên tài liệu không có giá trị để chứng minh, với mục đích nhằm kết tội bằng được các bị cáo.Họ liên tục kêu oan đã 16 năm và vẫn đang tiếp tục kêu oan sau bản án sơ thẩm.

Một nguyên tắc truyền thống mang tính chất cốt tử của bất cứ một nền tư pháp nào là nguyên tắc “toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.Nghĩa là, không một tổ chức, cá nhân nào, vì bất cứ lý do gì lại có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của toà án để đạt được một mục đích nào đó của mình.Bản án và phán quyết của toà chỉ dựa duy nhất vào kết quả của cuộc điều tra công khai bằng các phương pháp điều tra xét hỏi, tranh luận, đối đáp tại phiên toà.Toà án phải thực sự là “trọng tài” trong cuộc “đấu lý” và hoạt động chứng minh giữa bên buộc tội với bên gỡ tội.Bên nào chứng minh được sự thật khách quan của vụ án với các luận lý đầy sức thuyết phục thì toà án sẽ chấp nhận và lý do của sự chấp nhận ấy phải được ghi trong bản án.Tôi rất tâm đắc với ý kiến của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam cách đây mấy năm, đại ý rằng luật sư phải là một chân kiềng trong cái kiềng tư pháp ba chân: buộc tội – gỡ tội – phán xử, với ba thiết chế tương ứng là: công tố-luật sư bào chữa – Toà án.Và ông kết luận rằng:Luật sư phải là một chủ thể tư pháp chứ sao lại chỉ là chủ thể bổ trợ mà thôi.Nhưng biết đến bao giờ mới có được sự bình đẳng thật sự trong quan điểm lý luận giữa các chủ thể:luật sư- công tố tại phiên toà, đặc biệt là phiên toà mang tính chất “nhạy cảm” theo quan niệm nào đó và đang tồn tại?

Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Koong với bị cáo Tống Văn Sơ(một bí danh của Bác Hồ) bị xét xử cách nay gần 90 năm là một điển hình của tài năng và đức độ của Luật sư Lô-Giơ-bai và tính hiện thực của nguyên tắc “toà án độc lập khi xét xử”,mặc dù chúng ta biết rằng thực dân Pháp ở Đông Dương và nhà cầm quyền Anh ở Hương Cảng đã cố gắng tìm cách câu kết với nhau để hại bằng được Tống Văn Sơ.Bác Hồ đã nhờ cái tính chất văn minh của nền tư pháp ấy mà còn sống và hoạt động,trở thành lãnh tụ của cả dân tộc Việt Nam.

Gần đây, chúng ta được đọc bài báo”Thẩm phán Phùng Lê Trân – người đã tuyên Tạ Đình Đề vô tội” của tác giả Nguyễn Phan Khiêm trên tapchitoaan.vn, mới thất vào năm 1976, khi xét xử vụ án này, bà đã phải đối diện và tự giữ mình như thế nào để bảm đảm nguyên tắc toà án độc lập khi xét xử.Bài báo đã gây cho chúng ta một niềm xúc động dâng trào về bản lĩnh của người nữ thẩm phán với sự mệnh bảo vệ pháp luật.Bà hiện là một tấm gướng lớn cho đội ngũ thẩm phán hiện nay cần noi theo.

Công cuộc cải cách tư pháp đã được Nghị quyết số 08 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị xác định từ lâu.Từ đó đến nay, công cuộc này đã đạt được một số thành quả, nhưng trên thực tế hoạt động tư pháp vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập phải khắc phục và đẩy mạnh.Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống luật sư Việt Nam, viết vài dòng có ý nghĩa như là những tâm tư của một luật sư đã có trên 30 năm hành nghề với những vui buồn nghề nghiệp chỉ với một mong ước:các luật sư chúng ta được hành nghề trong một môi trường tư pháp thực sự trong sạch của công cuộc cải cách tư pháp hiện  nay theo đúng tinh thần Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị.Mong ước ấy giản dị và thiết thực biết bao!

Theo tapchiluatsu

Tổng đài Luật sư chuyên bào chữa vụ án Hình Sự – 1900 599 979

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai