Quan điểm của Đảng về vai trò của Luật sư bào chữa trong tranh tụng

162

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC THỰC THI NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG KHI XÉT XỬ

Trước đây, vào giai đoạn lịch sử 1945-1975, quan điểm, đường lối của Đảng ta về chế định luật sư có những đặc thù rất riêng biệt, mà điểm nổi bật nhất chính là chế định luật sư gắn liền với thời chiến.Vai trò của luật sư thời kỳ này còn rất hạn chế

Sau năm 1075,Đảng ta xác đinh việc xây dựng và hoàn thiện chế định về luật sư ở nước ta cần được quan tâm và chú trọng.Đặc biệt, từ năm 1986 trở đi,Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Vai trò của luật sư và nghề luật sư dần dần được khẳng định.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng(khoá VIII) tháng 9/1997 đã đề ra chủ trương củng cố và tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó có tổ chức luật sư theo hướng “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp…phù hợp với chủ trường xã hội hoá, kết hợp quản lý nhà nước với vai trò tự quản của các tổ chức nghề nghiệp, Đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy vai trò của họ trong tư vấn pháp luật và tố tụng.Tổ chức hình thức tư vấn pháp luật cho các cơ quan,tổ chức và nhân dân, tạo điều kiện cho người nghèo được hưởng dịch vụ tư vấn pháp luật”.

Nghị quyết đã đề cập tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện chế định luật sư, dành cho luật sư một vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp nước ta trong thời gian tới.

Điều không thể phủ nhận rằng, trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì cải cách tư pháp là một trong những chủ trương lớn mà Đảng quan tâm.Điều này được thể hiện rõ tại các Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 48-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW và các nghị quyết khác có liên quan.Quan điểm của Đảng trong cải cách tư pháp thể hiện rõ nét tính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng, hướng tới xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó quyền con người, quyền công dân được bảo đảm.

Mục tiêu của cải cách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”

Trên cơ sở đó Đảng đã xác định nội dung chủ yếu của cải cách tư phap là củng cố, kiện toàn hệ thống các cơ quan tư pháp, trong đó nhấn mạnh đến tổ chức luật sư với tư cách là một cơ quan bổ trợ tư pháp.Với sự quan tâm của Đảng, vị trí, vai trò của nghề luật sư và tổ chức luật sư trong đời sống xã hội ngày càng được củng cố và nâng cao.

Sự quan tâm sát sao của Đảng về đội ngũ luật sư được thể hiện rõ nét trong việc đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu.Mặc dù hoạt động của luật sư đã đem lại chuyển biến tích cực trong hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhưng thực tế đội ngũ luật sư “vừa thiếu lại vừa yếu”

Cách đây 16 năm, tại Hội nghị của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ngày 11/4/2002, đồng chí Trương Vĩnh Trọng – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã nhận định: “Các hoạt động bổ trợ tư pháp(bào chữa, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định…) cũng chưa đáp ứng được yêu cầu”.Do đó, xuất phát từ quan điểm chung, tổng quát và thực tế nêu trên,Đảng ta đã đi đến quyết định rất quan trọng nêu trong Nghị quyết 98-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị là xác định vị trí của luật sư trong tiến trình cải cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trên cơ sở đó đặc biệt nhấn mạnh đầu tiên nhiệm vụ “nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp”. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã nhấn mạnh đến việc “bảo đảm quyền của luật sư, bào chữa viên trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác”.

Nói về vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tụng,Đảng ta đã nhận định luật sư là một chủ thể không thể thiếu trong việc bảo đảm tính dân chủ tại phiên toà.Thông qua các văn kiện của Đảng về cải cách tư pháp cho thấy Đảng công sản Việt Nam rất chú trọng công tác cải cách tổ chức và hoạt động luật sư.

Tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Bộ Chính trị đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của luật sư và đặt nhiệm vụ cho cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm hoạt động của luật sư trong tố tụng.Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với cơ quan tư pháp là bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà thì phải “bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác; việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng,nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời gian quy định.Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng:tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà…”.

Quá trình giải quyết một vụ án hình sự đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tranh tụng được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật, người tham gia tố tụng trong đó có luật sư được tạo điều kiện để thực hiện quyền tranh tụng của mình.

Như vậy có thế thấy rằng trong hoạt động tranh tụng, nếu tính dân chủ được bảo đảm thì tính bình đằng trong tranh tụng mới được phát huy.Quá trình xét xử, nếu chủ thể bên buộc tội tham gia tranh luận mà chủ thể bên gỡ tội lại tranh luận ít hoặc không tranh luận thì hiệu quả tranh tụng không cao.Đa phần các bị cáo, bị hại, hay các đương sự khác khi tham gia phiên toà rất ít khi tranh luận vì kiến thức pháp luật của họ rất hạn chế.Chỉ có luật sư với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ mới đủ trình độ, chuyên môn tranh luận, đối đáp với bên buộc tội tại phiên toà.Chất lượng tranh tụng phụ thuộc rất nhiều vào luật sư.Việc quy định tranh tụng dân chủ tại phiên toà sẽ tạo điều kiện để luật sư thực hiện tốt chức năng gỡ tội của mình.

Qua một thời gian thực hiện đường lối của Đảng thông qua Nghị quyết số 08-NQ/TW kết hợp với việc vận dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự vào cuộc sống cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vẫn còn nhiều hạn chế.Vai trò của luật sư trong hoạt động tranh tộng chưa được phát huy, tính dân chủ tại phiên toà chưa cao, nguyên tắc tranh tụng chưa được bảo đảm, do đó không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp.

Để kịp thời khác phục những mặt hạn chế đó, ngày 02/6/2005, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu hướng tới xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.

Liên quan tới hoạt động xét xử, ngoài việc đề cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng thì Đảng ta cũng đề cao vai trò của luật sư bào chữa với tư cách là người tham gia tố tụng.Nghị quyết 40-NQ/TW đã nhấn mạnh nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là “…xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ,nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”.

Bên cạnh đó, vấn đề hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp để luật sư có một “sân tranh tụng” dân chủ cũng là một nhiệm vụ trọng tâm mà các nghị quyết khác của Đảng đã đề ra.

Việc đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn được đặt ra.Trong Nghị quyết 49-NQ/TW, Bộ Chính trị đã đưa ra tiêu chí “Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên toà, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư”.

Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), vào năm 2007, Đảng ta đã ban hành một nghị quyết mới thể hiện sự quan tâm và chú trọng tới sự phát triển của đội ngũ luật sư trước thềm hội nhập.Đảng đã kịp thời nhận ra những hạn chế của luật sư trong các hoạt động tranh tụng.Đảng nhận định “chúng ta còn thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật pháp quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh” và trên cơ sở đó đưa ra định hướng “gấp rút đào tạo đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia tranh tụng;…”.

Tiếp đó, vào năm 2009, Đảng ta tiếp tục ban hành một chỉ thị mới nhấn mạnh tới chủ trương và các giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, đồng thời đưa ra định hướng bảo đảm cho luật sư thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước yêu cầu của cải cách tư pháp.Một lần nữa Đảng ta nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư bảo đảm về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Để triển khai việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW có hiệu quả, cùng với Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương tiếp tục ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp với nội dung chủ yếu tập trung vào chủ trường, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp.Trong đó có nội dung đặc biệt quan trọng là “tăng cường tranh tụng tại phiên toà và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; hoàn thiện cơ chế, nâng cao vị trí, vai trò của luật sư, đổi mới và tăng cường hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của giám định tư pháp và xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp…”

Như vậy, một lần nữa, Đảng đã xác định luật sư có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, góp phần vào việc đổi mới hoạt động tư pháp trong thời gian tới.

Luật sư bào chữa

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai