Xâm phạm chỗ ở của người khác một cách trái phép sẽ bị xử lý hình sự theo Bộ luật hình sự. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được pháp luật quy định như thế nào?
Khái niệm tội xâm phạm chỗ ở của người khác
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị xử lý hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội này xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của con người, của công dân là quyền dân sự cơ bản của con người, của công dân đã được quy định tại Điều 22 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Để xâm phạm khách thể này người phạm tội thực hiện hành vi tác động đến đối tượng tác động của tội phạm là chỗ ở của hợp pháp của người khác, chỗ ở này có thể là nơi ở thường xuyên lâu dài hoặc tạm trú, có thể là nơi ở cố định hoặc di động thuộc sở hữu của họ hoặc cũng có thể là do họ thuê, mượn.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi sau:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Chủ thể nhận thức hành vi xâm phạm chỗ ờ của người khác là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên.
Hình phạt
Khung hình phạt tại Khoản 1:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
Khung hình phạt tại Khoản 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là bài viết về tội xâm phạm chỗ ở của người khác Luật Dragon gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Luật Dragon để được giải đáp chi tiết nhất.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai