Hỏi về vấn đề Tài sản trộm cắp không thu hồi được

104

Tài sản trộm cắp không thu hồi được nhưng người bị hại không yêu cầu bồi thường hoặc tài sản trộm cắp đã bán cho người thứ ba ngay tình nhưng người bị hại cũng không yêu cầu bị cáo phải bồi thường. Trong những trường hợp này, Tòa án có quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước giá trị tài sản bị chiếm đoạt hay không? Nếu không tịch thu sung vào ngân sách nhà nước thì phải giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015) về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm thì:

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

  1. a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
  2. b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
  3. c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
  4. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
  5. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự quy định: “Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự” trừ trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Theo các quy định nêu trên thì tài sản bị chiếm đoạt (hoặc giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong trường hợp không thu hồi được tài sản bị chiếm đoạt) không thuộc diện bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Do đó, nếu người bị hại không yêu cầu bồi thường thì Tòa án căn cứ vào Điều 257 của Bộ luật dân sự (quy định quyền từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu)[1] để giải thích cho người bị hại tự định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, trên cơ sở đó Tòa án ghi nhận ý chí của họ trong bản án mà không tách ra giải quyết bằng vụ án dân sự khác.

[1] Điều 257 BLDS quy định:

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó”.

Luật sư bào chữa – Văn phòng luật sư Hà Nội

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai