Luật sư bào chữa tư vấn về Khởi tố và Truy tố

62
Khởi tố và truy tố là hai giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự. Khởi tố bao gồm khởi tố vụ án và khởi tố bị can, là giai đoạn đầu tiên trong hoạt động tố tụng hình sự. Truy tố lại là giai đoạn thứ ba, trước khi đưa bị can ra xét xử tại phiên tòa. Đây là hai giai đoạn riêng biệt, tuy nhiên vẫn rất dễ nhầm lẫn do từ ngữ gần giống nhau.

 

Để phân biệt hai thuật ngữ này, cần dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí Khởi tố Truy tố
Khái niệm Khởi tố là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm hoặc khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
Thẩm quyền – Cơ quan điều tra.

– Viện kiểm sát.

– Hội đồng xét xử.

– Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Viện kiểm sát.

Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Thời điểm thực hiện Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, trong giai đoạn này cơ quan tư pháp hình sự sẽ tiến hành điều tra và xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Được thực hiện sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.
Thời hạn ra quyết định 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

– Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

Công việc thực hiện Cơ quan tư pháp hình sự tiến hành điều tra và xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không. VKS tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết.
Kết quả Cơ quan có thẩm quyền ra một trong các quyết định:

– Khởi tố vụ án hình sự;

– Không khởi tố vụ án hình sự;

– Tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

VKS ra một trong các quyết định

– Truy tố bị can trước Tòa án;

– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Cơ sở pháp lý Điều 143 đến Điều 162 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Điều 236 đến Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Truy tố và khởi tố: 6 điểm khác biệt cần lưu ý

Dưới đây là 06 điểm nổi bật giúp phân biệt truy tố và khởi tố:

STT

Tiêu chí

Truy tố

Khởi tố

1 Căn cứ pháp lý Điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự Điều 143. 179 Bộ luật Tố tụng hình sự
2 Thẩm quyền

 

– Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra.

– Viện kiểm sát.

– Hội đồng xét xử.

– Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

 

3 Giai đoạn trong tố tụng hình sự Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, được thực hiện sau khi kết thúc điều tra.

Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn này sẽ tiến hành điều tra
4 Công việc thực hiện Đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết Xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm không, từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.
5 Thời hạn ra quyết định – 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

– 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

– Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá:

+ 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

 

– 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

– Trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 02 tháng

– Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng

 

6 Quyết định được ban hành Viện kiểm sát nhân dân ra một trong các quyết định

– Truy tố bị can trước Tòa án;

– Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

– Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

 

Cơ quan có thẩm quyền ra một trong các quyết định:

– Khởi tố vụ án hình sự;

– Không khởi tố vụ án hình sự;

– Tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai