Bỏ rơi con mới đẻ dẫn đến chết người thì phạm tội gì ?

37

Trong thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp người mẹ sinh con ra đã nhận tâm giết chết đứa trẻ đó khi nó chưa sống trên đời được 24 tiếng hay những trường hợp vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ bị chết. Luật Dragon phân tích cụ thể về vấn đề này.

1. Điều khoản quy định tội giết hoặc vứt con mới đẻ

Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Đặc điểm của tội giết con mới đẻ

Có thể xét theo bốn phương diện khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, hình phạt

 Khách thể: Hành vi giết con mới đẻ xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, đặc biệt khi người đó lại có mối quan hệ ruột thịt, huyết thống với người phạm tội, cụ thể ở đây là tính mạng của đứa trẻ mới sinh ra, là con ruột của người phạm tội. Nạn nhân phải là con mới đẻ – tức là con mới sinh trong vòng bảy ngày tuổi và đó phải là con do chính người phạm tội (người mẹ) sinh ra.

 Mặt khách quan: Hành vi giết con mới đẻ thường được thể hiện dưới dạng không hành động như: bỏ con đói cho đến chết, không cho trẻ ăn, uống, không cho bú, không chăm sóc dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết; hay cũng có thể được thể hiện dưới dạng hành động như người mẹ có những hành vi làm cho trẻ ngạt thở (bóp mũi, úp gối lên mặt con, vứt bỏ ngoài đường…. dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị chết. Việc giết con không phải do một ác ý nào mà do hoàn cảnh bất đắc dĩ hoặc do ảnh hưởng nặng nề của tư tư tưởng lạc hậu (như người phụ nữ không có chồng mà sinh con hoang, do sợ dư luận mà phải giết con); hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt (như đứa trẻ mới sinh có khuyết tật…). Nếu giết con mình vì một lý do nào khác không phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hay hoàn cảnh đặc biệt thì không được xác định là tội phạm này mà phải định tội giết người.

 Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người mẹ đang trong tình trạng tâm – sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Chủ thể: Tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là những người mẹ đang 9 trong tình trạng mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự. Do đây là tôi phạm ít nghiêm trọng nên người mẹ là chủ thể phải đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Vì vậy, đối với những bà mẹ bất đắc dĩ chưa đủ 16 tuổi mà giết con mới sinh của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt: Người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ của mình dẫn đến đứa bé chết có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Cùng là tội pham xâm hại tới khách thể quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ là quyền sống của con người, đặc biệt đối tượng bị xâm hại là những đứa trẻ non nớt không có khả năng tự vệ nhưng lại được áp dụng hình phạt nhẹ hơ nhiều so với hành vi giết người quy định tại Điều 93. Xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ. Bởi người phạm tội trong trường hợp này là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân với tình mẫu tưt, họ phải giết con mình do ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu, do tàn dư của xã hội cũ, những tệ nạn, hủ tục của xã họi hay những hoàn cảnh khách quan đặc biệt đưa người phụ nữ vào sự bế tắc… nhìn ở một góc độ khác thì họ nạn nhân của những tư tưởng lạc hậu, hoàn cảnh éo le trong cuộc sống. Bên cạnh đó người phụ nữ khi mang thai và sinh nở có nhiều diễn biến phức tạp về tâm lý và thể chất, sự kiềm chế hành vi cũng như nhận thức bị hạn chế.

3. Người khác có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ không ?

Chủ thể đặc biệt của tội phạm này là người mẹ ruột của đứa trẻ.Được hiểu là người mẹ đó ở trong trạng thái vừa sinh con, do ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt mà thực hiện hành vi giết con mình

Tuy nhiên, trường hợp chủ thể khác có thể là bất kỳ ai cũng có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ, cụ thể như sau:

Chủ thể thực hiện 01 trong các hành vi tổ chức; xúi giục hay giúp sức để người mẹ thực hiện hành vi giết con mới đẻ. Thì chủ thể này có thể bị xử lý về tội giết con mới đẻ; dưới dạng là đồng phạm cùng thực hiện hành vi; với vai trò là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức. Trong đó:

+ Người tổ chức có thể là người chủ mưu (đề xuất âm mưu; đường lối và phương pháp phạm tội;…); là người cầm đầu hay người chỉ huy thực hiện phạm tội.

+ Người xúi giục là người có hành vi kích động; dụ dỗ; thúc đẩy dẫn đến người khác nảy sinh ý định phạm tội hoặc không chần chừ mà thực hiện phạm tội.

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện vậy chất; tinh thần cho việc phạm tội; ví dụ như góp ý; chỉ dẫn; hứa hẹn che giấu người phạm tội;…

Trường hợp chủ thể khác như bố đẻ; mẹ nuôi;… tự mình thực hiện hành vi giết đứa trẻ mới đẻ sẽ không thỏa mãn cấu thành tội giết con mới đẻ; mà sẽ cấu thành tội giết người và bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123 về tội giết người dưới 16 tuổi.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai