Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp được quy định pháp luật tố tụng về hành chính. Quy trình và thủ tục thay đổi phải tuân theo pháp luật quy định.
Pháp luật quy định về thay đổi thẩm phán trong xét xử hành chính
Những trường hợp phải từ chối hoặc thay Thẩm phán trong Tố tụng Hành chính.
Theo quy định tại Điều 46 Luật Tố tụng Hành chính 2015 (LTTHC 2015) về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán như sau:
Thuộc một trong những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại Điều 45 LTTHC 2015 như sau:
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
– Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.
– Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
– Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.
– Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện
– Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
– Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Thẩm phán và hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
Thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Thủ tục từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán
Theo quy định tại Điều 49 LTTHC 2015, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi thẩm phán tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán
Đang tiến hành thủ tục thay đổi thẩm phán tịa phiên tòa
Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án quyết định, trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:
– Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;
– Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;
– Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán thay thế người bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định do chánh án tòa án cấp trên.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai để được tư vấn miễn phí.
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT DRAGON
Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư: Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy: Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai