Đôi lời của Nguyễn Khoa Đăng: “Kính thưa quý vị! Báo chí vừa qua từng nhắc đến chuyện tôi đã đứng ra bào chữa cho các bị cáo tại 216 phiên tòa trong 4 năm từ 1989 đến 1993. Thưa quý vị, tạm gọi là được “đắt khách” như thế, tôi nghĩ trong phần bào chữa của mình, ngoài yếu tố pháp lý, tôi không quên sử dụng “vũ khí văn chương”. Bài bào chữa dưới đây có thể là một ví dụ. Bài này đã được giới thiệu trên trang web của “Văn phòng luật sư người nghèo”. Tôi muốn đăng lại trên lethieunhon.com vì thấy đây đúng là địa chỉ cần đến! Giá trị của văn chương trong đời sống này đâu phải dùng để mưu danh đoạt lợi, cũng đâu phải dùng để làm công cụ cúi xin chút ơn huệ bề trên kiểu thư lại hoặc nô tài, mà có khi chỉ cần che chở cho những số phận trớ trêu!”

Kính thưa Hội đồng xét xử.
Kính thưa vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên giang.
Kính thưa các nạn nhân, thân nhân các nạn nhân, những người chịu đau thương nhất trong những người có mặt ở phiên toà xét xử bị cáo hôm nay
Kính thưa bà con tham dự phiên toà.
Hôm nay nghề nghiệp và trách nhiệm đã đặt trên vai tôi một cái gánh hết sức nặng nề. Tức là tôi phải đứng ra bào chữa cho một kẻ giết người, mà nào có phải là một người, lại là những ba người, thậm chí suýt bốn người. Một con số khủng khiếp. Một việc làm hết sức vô nhân đạo. Bây giờ tôi biết nói làm sao đây, chả lẻ các nạn nhân vô cùng oan khóc với những cái chết tức tưởi, hiện giờ đã mồ yên mã đẹp hết rồi, tôi lại tiếp tục dùng lời lẽ bắn thêm vào họ. Chả lẽ các gia đình nạn nhân kể cả nạn nhân còn sống sót đã đau đớn quá nhiều rồi, bây giờ tôi lại bồi tiếp sự đau đớn nữa.
Tôi sẽ bào chữa sao đây khi mà cách đây ít hôm, mở trong hồ sơ vụ án thấy bức ảnh của các nạn nhân, người mở mắt người không, nhưng ai cũng như trừng trừng nhìn thẳng vào tôi mà hỏi: “Chúng tôi chết đau thương thế này chưa đủ sao mà ông lại còn bào chữa cho hắn? Ông thử đặt địa vị vào hoàn cảnh chúng tôi hay gia đình chúng tôi xem nào”.
Kính thưa gia đình các nạn nhân: Chúng tôi rất thông cảm và thành thật chia sẽ nỗi đau trên với các gia đình, nhưng công việc không cho phép chúng tôi nói những lời khác hơn những lời nhằm tìm ra những tình tiết khách quan của vụ án hoặc những tình tiết mà bị cáo đáng được xem xét giảm nhẹ. Đây không phải là việc nhằm xoá tội hoặc chạy tội cho bị cáo mà là công việc của pháp lý, là mặt thứ hai của công tác xét xử. Nó chỉ có tác dụng làm cho công tác xét xử được xem xét từ nhiều phía, lật đi lật lại các vấn đề, để giúp Hội đồng xét xử có thêm một cái nhìn ngược lại để có thêm cơ sở mà tuyên cho bị cáo một bản án đúng người, đúng tội, đúng luật pháp và thấu tình đạt lý. Kính mong gia đình nạn nhân thông cảm cho như thế.

Sau đây là những lời bào chữa của tôi.
Kính thưa Hội đồng xét xử:
Trước hết xin được trình bày là chúng tôi hết sức tán thành lời luận tôi của vị đại diện Viện Kiểm Sát về hành vi phạm tội của bị cáo và về tội danh của bị cáo. Thực tình mà nói vụ án này tuy rất nghiêm trọng, nhưng lại hết sức đơn giản, rõ ràng. Thủ phạm của vụ án và hành vi giết người của y đã lộ rõ nguyên hình trước mắt mọi người đó chính là Huỳnh Công Vân và chính Huỳnh Công Vân chứ không phải ai khác đã nổ súng trực tiếp bắn chết 3 người và làm bị thương 1 nạn nhân khác và như vậy việc bản cáo trạng khép bị cáo vào khung 1 điều 101 của bộ luật hình sự theo tôi là hoàn toàn chính xác.
Vậy điều gì đáng nói nhất ở vụ án này ?
Kính thưa Hội đồng xét xử: Theo tôi điều cần phải làm sáng tỏ là lý giải cho được nguyên nhân vì sao bị cáo lại giết người mà lại toàn là giết những người không thù oán, không mâu thuẩn gì với họ cả. Thông thường thì kẻ giết đều phải có mục đích. Đằng này Vân lại không có mục đích, không có động cơ đê hèn nào cả. Cướp của ư? Rõ ràng là không – Hiếp dâm ư? Cũng không – Bịt đầu mối ư? Cũng không nốt. Vậy thì tại sao? tại sao? Đây là câu hỏi khó khăn nhất và nhức nhối nhất. Một câu hỏi cần phải lý giải cho được dù có tốn công tốn sức. Với tư cách và trách nhiệm người bào chữa, tôi xin được mạnh dạn lý giải điều này.
Kính thưa Hội đồng xét xử: theo tôi bị cáo giết người vì những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
– Một là: Bị cáo có dấu hiệu bệnh tâm thần.
– Hai là: Đã vậy bị cáo lại bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân.
Kính thưa Hội đồng xét xử: Về bệnh tâm thần của bị cáo chúng tôi khẳng định là có dấu hiệu, dấu hiệu đó nhận biết được là do dựa trên những căn cứ sau đây:
– Những bản xác nhận của những người trước đây từng làm việc với bị cáo ở trong đơn vị bộ đội, từng chứng kiến các lần bị cáo bị tai nạn giao thông tổn thương sọ não và gây ra những biến đổi tính tình sâu sắc đến nỗi cơ quan phải cho chuyển ngành.
– Những xác nhận này chúng tôi đều có kính chuyển đến toà án cách đây đã lâu. Hôm nay vì sợ mất thời giờ nên tôi không dám đọc lại hết, chỉ xin điểm qua vài lời nhận xét sau đây.
Một là của đồng chí NGUYỄN NGỌC TIẾN, cấp bậc thiếu tá, trưởng ban tuyên huấn trường quân chính Quang Trung thuộc quân khu 9, với nội dung sau đây “Đ/c Huỳnh Công Vân năm 1963 bị té xe Honda phải điều trị một thời gian dài tại bệnh viện 121 quân khu 9 khi trở về là Đại đội trưởng của tiểu đoàn 23, sư đoàn 869 Đ/c đã bị ảnh hưởng thần kinh.
Hai là xác nhận của đồng chí NGUYỄN NGỌC HƯƠNG cấp bậc đại uý, chức vụ trợ lý tập huấn, hiện đang công tác tại huyện đội Châu Thành tỉnh Kiên Giang ghi: “ Khoảng tháng 7,8-1983 Vân mượn xe Honda chạy vào buổi tối khoảng tám giờ trên tuyến đường băng sân bay Sóc Trăng. Khi đến cuối đường băng có cua quẹo về tiểu đoàn nhưng vì chạy quá tốc độ không kịp thắng nên xe bay luôn ra ngoài đường băng, Vân bay ra khỏi xe bất tỉnh bị chấn thương ở vùng đầu…”
Ba là xác nhận của đồng chí Trương Văn Bên, cán bộ hưu trí ở ấp Long Hoà A, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng nói bị cáo bị té xe, bị tổn thương thần kinh và bị thay đổi tính tình.
Sau đó là xác nhận của đồng chí Nguyễn Lục Lượng, đại uý, Phó ban tham mưu chính trị hiện đang công tác tại trạm khách T-80 quân khu chín hoặc của đồng chí Nguyễn Thị Ánh Tuyết, y sĩ điều trị bệnh xá Sư đoàn 869, người trực tiếp băng bó và điều trị cho bị cáo cũng có nhận xét như trên.
Đó là những chứng cứ bằng giấy tờ cho phép chúng tôi nghĩ rằng bị cáo đã từng có dấu hiệu tâm thần. Ngoài ra cũng có những tình tiết khác cho phép làm căn cứ để xác định bệnh trạng của bị cáo như lời chị Mai (vợ bị cáo) người có mặt ở phiên toà hôm nay. Chị Mai kể rằng sau khi cưới được một ngày, có người ở đơn vị cũ đến nói riêng với chị rằng chồng chị bị bệnh thần kinh cố gắng mà chiều chuộng, hoặc như lời anh Bên, người cùng đơn vị với bị cáo trước đây, cách đây mấy hôm có gặp vợ bị cáo, anh cũng cam đoan rằng “Cho nó uống rượu rồi dẫn nó đến trước mặt đối thủ của nó, nó không nổi cơn thần kinh lên thì cứ đem tao ra mà tử hình”.
Ngoài những lời lẽ trên, ở đây cũng xin được Hội đồng xét xử lưu ý đến cái biệt danh mà bà con bán hàng trước cổng trường quân chính Sóc Trăng. Ở đó bà con gọi bị cáo là “Vân Pin” pin tức là điện, Vân Pin là Vân bị mát điện, Vân thần kinh, Vân tâm thần.

Kính thưa Hội đồng xét xử đó là những căn cứ cho phép chúng tôi nghĩ đến bị cáo trước khi gây án đã gặp phải những cơn bệnh tâm thần phân lập. Và chúng tôi cũng thầm nghĩ chỉ có căn cứ vào bệnh này mới lý giải được vì sao bị cáo lại có hành động giết người một cách điên khùng như vậy.
Kính thưa Hội đồng xét xử: về căn bệnh này của bị cáo chúng tôi chỉ có ý định trình bày như thế, còn phần kết luận thế nào thì hoàn toàn trong chờ vào việc giám định y học của Hội đồng xét xử. Nhưng để góp phần làm sáng tỏ thêm căn bệnh này nhằm giúp Hội đồng xét xử rộng bề phán quyết, tôi xin được có đôi nét về những tri thức chuyên môn về những căn bệnh quái ác này.
Kính thưa Hội đồng xét xử: Bệnh tâm thần là căn bệnh nan y xưa nay rất khó phát hiện bởi vì ngay cả bản thân người bệnh cũng không ai chịu thừa nhận là mình bệnh cả. Vì thế chỉ có những bác sĩ giỏi mới phát hiện ra được. Nhưng oái ăm thay bệnh này ở nước ta lại chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê gần đây của Bộ Y Tế thì ở ta người mắc bệnh này lên tới 10%. Đã thế bệnh còn biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau. Theo tạp chí kiến thức ngày nay số 57 trong bài viết của bác sĩ Đăng Thị Thêu, một Việt kiều ở Mỹ thì vừa qua tổ chức Y tế thế giới đã công bố một bản phân loại quốc tế mới nhất về bệnh tâm thần. Theo bảng này thì hiện nay có tới 300 loại bệnh. Vậy thì bị cáo Vân nếu có mắc phải thì mắc loại bệnh nào? Qua nghiên cứu chúng tôi thấy bị cáo Vân mắc bệnh gọi là “nhân cách bệnh”. Theo tài liệu y học thì bệnh này là “ một thể bệnh tâm thần cùng với các bệnh loạn thần kinh khác được xếp vào các bệnh gọi là “Tâm thần nhỏ học” hoặc “Tâm thần học ranh giới”. Bệnh này được biểu hiện trong 4 trạng thái gọi là bốn thể khác nhau đó là: Thể hưng phấn, thể ức chế, thể suy nhược và thể Hit-tê-ri-a. Căn bệnh của bị cáo theo dự đoán của chúng tôi nó nằm ở thể hưng phấn. Tôi xin dẫn ra đây định nghĩa của Y học về thể bệnh này “Người bị mắc bệnh tâm thần theo thể hưng phấn là người thường có tính tình cộc cằn dễ bị kích thích, cảm xúc, rất dễ nổi cơn giận dữ. Trong trạng thái này người bệnh phát sinh những bản tính độc ác, mãnh liệt, không thích hợp chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt, lúc này người bệnh không chỉ quát tháo, chửi mắng thậm tệ và sỉ nhục mọi điều với những người xung quanh mà còn chuyển ngay sang hành động tấn công như quăng lọ mực, vung ghế, đâm chém ….v…v…Sau cơn bệnh người bệnh có thể đánh giá được chuyện mình làm, vô cùng khổ sở vì hành vi của mình. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau thì lại có cơn bùng nổ khác và những lý do mới cũng không có gì đáng kể…”
Những điều trên đây là do tôi trích dẩn từ trang 258 của cuốn sách tâm thần học mà tác giả là 4 nhà tâm thần học nổi tiếng của Liên Xô là Kếch-Cốp, COOT-KINA, NAL GIA NỐP và NHE –GIƠ – NHÉP – KY do nhà xuất bản y học của ta dịch và xuất bản năm 1975.

Kính thưa Hội đồng xét xử: Đối chiếu với các hành vi của bị cáo tôi thấy nó giống y chang những điều mà tôi vừa dẫn ở sách trên. Từ những suy nghĩ đó tôi có nhận định rất có thể bị cáo Vân trước và trong khi gây án đã trãi qua một cơn sốc của bệng tâm thần, căn bệnh này nếu không phát sinh sau khi bị cáo té xe, thì nó cũng âm ỉ trong cơ thể bị cáo do có sự di truyền mà y học gọi là gien. Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra điều này là vì trong quá trình điều tra chúng tôi được biết trong gia đình bị cáo ở thế hệ trước có ít ra là hai người bị bệnh này. Đó là bà cô của bị cáo là cô Sáu Hạnh năm nay 71 tuổi( thời trẻ bị khùng mấy năm trời) đó là bác thứ tư của bị cáo ông Huỳnh văn Thọ cũng có thời mắc bệnh trên. Sỡ dĩ tôi phải dẫn ra như thế vì theo thuyết của Phờ- Rớt nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo thì bệnh tâm thần còn có một nguyên nhân là do di truyền.
Kính thưa Hội đồng xét xử: Như vậy là tôi đã trình bày với Hội đồng xét xử về nguyên nhân thứ nhất khiến bị cáo gây án là do mắc bệnh tâm thần mà trong công tác xét xử được coi như là một tình tiết giảm nhẹ quan trọng. Đó là chưa nói đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo khi mà ngành pháp y làm rõ căn bệnh của bị cáo.
Tôi xin trình bày sang nguyên nhân thứ hai. Đó là bị cáo bị sự kích động -tin thần quá mạnh từ phía nạn nhân:
– Kính thưa Hội đồng xét xử: Như trên tôi đã trình bày bị cáo mắc bệnh tâm thần phân liệt loại nhân cách bệnh, thể hưng phấn. Căn bệnh này bình thường như con rắn hổ nằm ngủ mà thôi. Con rắn độc ấy chỉ thức dậy khi có sự chọc giận, sự kích động từ phía bên ngoài. Vậy sự kích động, chọc giận ở đây là gì. Chẳng cần nói thì Hội đồng xét xử và bà con cũng đã rõ. Đó là những lời nói và cử chỉ của bà chủ quán Nguyên. Sự kích động này tôi nghĩ phải phân tích cặn kẽ mới thấy hết vai trò của nó.Theo tôi thì nó có 2 giai đoạn hay nói đúng hơn là có hai ngòi nổ khác nhau.
– Ngòi nổ thứ nhất là: việc bị cáo không thiếu nợ mà lại bị đòi nợ.Thông thường ở đời mình thiếu nợ người khác bị người ta đòi nợ còn buồn còn tức, huống chi không nợ mà lại bị đòi nợ. Đã vậy cái nợ ấy còn bị thiên hạ cho là nợ bê tha điếm nhục: nợ tiền nhậu, nợ tiền uống bia ôm, nợ tiền chơi gái, những cái nợ này ai mắc vào nói ra cũng xấu hổ- huống chi lại bị đến đòi nợ. Đây lại là nợ khống. Không bất bình sao được! Không giận dữ sao được! Người thường còn thế huống gì người có tiềm ẩn tâm thần. Con rắn hổ trong người bị cáo ngóc đầu dậy là vậy. Kính mong Hội đồng xét xử lưu ý tình tiết tế nhị này. Ở đây trong hồ sơ ở bút lục 33,35,39 theo lời khai của các nhân chứng khẳng định bị cáo không thiếu tiền, nhân chứng tên Tùng có vợ là Loan là người nhà của chủ quán nhậu (chị Loan đã chết) cũng khẳng định như thế.
– Ngòi nổ thứ hai là những lời lẽ lăng mạ quá đáng của bà chủ quán Nguyên. Về việc này để tránh việc bà chủ quán có thể sẽ phủ nhận thì tôi đành phải dẫn ra chính lời khai của bà trong bút lục số 29. Tại bút lục này bà chủ quán đã thừa nhận bà đã chửi Vân rằng: Mày uống …sao mà đểu thế”. Tôi không dám nhắc lại mấy chữ thô tục vì khi nói ra sẽ là khiếm nhã giảm vẻ trang nghiêm vốn có của phòng xử án.
– Rồi chẳng riêng gì bà chủ quán, các nhân chứng đều chung một ý kiến thừa nhận như thế. Tại bút lục số 41 anh Lê Văn Thiệu khai: “Chị hai Điền dùng lời lẽ thiếu văn hoá để nói xấu Vân, nhục mạ Vân khi cơ quan đang trong giờ làm việc”, “Khi trở ra chị hai Điền vẫn đứng ngoài chửi thô tục” rồi nào là “Tôi kéo chị hai Điền về chị không về mà quay lại chửi lần hai với lời lẽ thô tục hơn”. Hôm vừa rồi gặp anh Thiệu tôi có hỏi chị Hai Điền chửi thô tục là chửi như thế nào? Anh cười trả lời: “Nói thế là đủ …nhắc lại là thêm một lần thiếu văn hoá…” Tôi thầm nghĩ nhắc lại câu nói đó cho người khác nghe mà người ta còn ngại miệng, huống chi một người thần kinh, đã bị đòi nợ khống mà lại còn bị trút lên như đạn bắn, như mưa bão, với những lời như thế thử hỏi làm sao bị cáo chịu cho nổi?
– Kính thưa Hội đồng xét xử: Như vậy ở phần này tôi muốn trình bày rằng bị cáo gây án là do bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân. Qua phần lý giải trên có thể đi đến hệ quả sau: Rằng chiều hôm đó nếu không có chuyện bà chủ quán chuyên đòi nợ khống, không có những lời thô tục nặng nề thì dứt khoát vụ án sẽ không xảy ra. Song ở đây cũng có điều cần phải lý giải ấy là tại sao bị cáo lại đang tâm nổ súng vào bốn người trong lúc chỉ có bà chủ quán mới là người gây nên cơn lốc tâm lý cho bị cáo, như tôi đã phân tích ở trên, những người bị mắc bệnh tâm thần thể hưng phấn thì chỉ cần những lý do rất nhỏ nhặt họ cũng đã có những phản ứng rất mãnh liệt. Lý do nhỏ nhặt theo tôi là cô Loan đã có nói gì đó làm bị cáo tưởng là anh ta bị cản trở công việc, là ở chổ cô Thuyết vừa là kế toán ghi sổ nợ vừa trực tiếp sang đòi tiền bị cáo, là ở chổ cô Quyên, ông Trường có cử chỉ này hoặc lời nói nọ làm cho bị cáo trong cơn điên loạn đã hiểu lầm.
– Kính thưa Hội đồng xét xử: Như vậy là tôi đã trình bày với Hội đồng xét xử hai nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của bị cáo, rất may mắn là hai nguyên nhân này là hai tình tiết giảm nhẹ trong điều 38 của bộ luật Hình Sự, tại khoản b: bị kích động tinh thần; tại khoản e: người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình – tức là chứng bệnh tâm thần mà tôi vừa nêu trên.
– Ngoài hai tình tiết đáng được xem xét giảm nhẹ nêu trên, trong vụ án này tôi thấy bị cáo còn có hai tình tiết nữa cũng rất đáng được xếp vào các tình tiết giảm nhẹ. Đó là việc ngay sau khi gây án xong bị cáo đã xách súng lên đồn công an đầu thú. Điều này phù hợp điều 38 điểm H; Đó là việc bị cáo phạm tội lần đầu, trước đó bản thân bị cáo là người tốt, là Đảng viên Đảng Cộng Sản, là phó trưởng phòng ….điều này được ghi nhận trong khoản D điều 38.
– Như vậy là nếu được Hội đồng xét xử chấp thuận thì ở vụ án này bị cáo có tới bốn tình tiết đáng được giảm nhẹ theo điều 38.
– Kính thưa Hội đồng xét xử: Ở đây lại phải nói thêm một tình tiết nữa. Vì nếu không phân tích ra lại dễ bị coi là tình tiết tăng nặng: đó là việc bị cáo có uống rượu bia trước khi gây án. Cụ thể là trong khi gây án bị cáo có còn ở trong tình trạng say rượu hay không? Ở đây rất tiếc là khi bị cáo đầu thú, các cơ quan chức năng ngay lúc đó đã không khám nghiệm xem hàm lượng rượu trong máu bị cáo có còn hay không? Theo tôi lúc này bị cáo không còn trong cơn say rượu nữa. Vì một là thực tế thời gian từ lúc bị cáo uống rượu từ lúc 12 giờ trưa gì đó đến lúc gây án đã là 4 tiếng đồng hồ rồi. Đó là thời gian đủ cho người uống rượu giã rượu. Hai là lượng rượu bị cáo uống không nhiều, đâu như ba người mà có 5 xị. Ba là uống rượu về bị cáo vẫn còn trong tình trạng tĩnh táo. Bằng chứng là chị Mai giục bị cáo đi ngủ thì bị cáo không ngủ và bảo lên xem anh em đánh cờ. Xem đánh cờ mà không đủ tỉnh táo thì làm sao ngồi xem nổi. Vả lại cũng còn điều này nữa, nếu đang ở trong tình trạng say rượu thì không bao giờ bị cáo lại tỉnh lại nhanh, để dừng tội ác và đi đầu thú ngay như thế được.
– Kính thưa Hội đồng xét xử- Nói những điều trên chúng tôi muốn thưa rằng nên loại trừ khả năng gây án vì bị say rượu. Song đến đây lại có một vấn đề cần đưa ra là giả sử bữa đó trong khi gây án bị cáo còn trong tình trạng say rượu thì đây cũng không là tình tiết tăng nặng đối với một người bị thần kinh. Theo các tài liệu chuyên môn về y học thì việc uống rượu đối với bệnh nhân tâm thần lại là một nhu cầu bệnh lý. Bệnh lý này cũng lại được pháp luật chiếu cố: “ Trạng thái say rượu thông thường thì không loại trừ chịu trách nhiệm hình sự nhưng trong trạng thái say rượu bệnh lý là một bệnh loạn thần kinh cấp tính ngắn hạn thì loại trừ năng lực chịu trách nhiệm…”
– Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải xác minh xem bị cáo có bị bệnh thần kinh hay không, nếu có thì việc uống rượu của bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ. Song đây là muốn trình bày cho kín nhẽ chớ thực ra tôi vẫn nghĩ rằng khi gây án bị cáo không ở trong tình trạng say rượu.

Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân, tôi đã nói quá nhiều để bào chữa cho bị cáo. Tôi vô cùng mong ước những lời nói trên đây của tôi không làm buồn phiền các nạn nhân và gia đình mà hy vọng nó là những lời giải bày, lời phân trần, lời an ủi. Nó giống như khi ta đi ra đường có cục đá chọi trúng đầu ta, ta sẽ nổi cơn giận cao độ nếu biết đó là thằng côn đồ lưu manh. Nhưng ta cũng rất dễ mím môi, nén đau khi ai đó nói với ta rằng: Thằng đó khùng đấy chấp làm gì. Tôi rất mong thấy thái độ đó của Hội đồng xét xử và gia đình nạn nhân và các nạn nhân ở vào trường hợp thứ hai.

Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện Kiểm Sát, thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân: Việc bị cáo cùng lúc bắn chết 3 người và làm bị thương một người khác là một tội ác, một việc làm gây tác hại hết sức nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu một mức án nghiêm khắc là đúng với hành vi của anh ta. Song ở đây chỉ có điều mức án nghiêm khắc đến mức nào? Việc làm này trong chờ hoàn toàn vào sự công minh của pháp luật, của Hội đồng xét xử. Chúng tôi chỉ có mong muốn Hội đồng xét xử xem xét kỹ lại nguyên nhân gây án của bị cáo trong đó có chứng bệnh tâm thần của anh ta. Trong vụ án này tôi nghĩ không chỉ có gia đình nạn nhân và các nạn nhân đau đớn mà bản thân bị cáo cũng đau đớn không kém. Thật tội nghiệp cho bị cáo, chỉ trong buổi chiều oan nghiệt đó, trước khi xảy ra vụ xô xát khoảng vài phút đồng hồ bị cáo đâu có ngờ rằng chỉ ít phút nữa anh sẽ nhúng tay vào máu, sẽ giết người, chỉ một lát nữa thôi anh sẽ giã từ gia đình, từ giã người vợ mới cưới được một năm trời và đứa con mới đẻ cùng bạn bè thân yêu để bước vào trại giam, cách ly hoàn toàn với cuộc sống đẹp đẽ bên ngoài. Tôi nghĩ bị cáo hoàn toàn không biết trước việc làm của mình nếu không anh đã từ giã vợ con trước rồi mới gây án chứ đâu đến nỗi gây án xong, trước khi ra tự thú anh còn lộn trở về nhà mình với hi vọng được hôn lần cuối và nói lời từ biệt với đứa con thân yêu của anh vừa mới ra đời được 5 tháng. Rõ ràng bị cáo đâu có chuẩn bị trước.
– Ôi, nếu bà chủ quán NGUYÊN hôm ấy đừng có như thế thì đâu đến nỗi anh ta hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa. Chính là vì có sự đột biến, sự không cố ý như thế nên tôi dám cam đoan chắc rằng hôm nay tòa án của luật pháp mới xử án anh nhưng tòa án lương tâm cũng đã xử anh ta hằng ngày, hằng giờ từ 7, 8 tháng nay rồi. Vì thế lời cuối cùng tôi mong muốn trước khi kết thúc phần phát biểu bào chữa là một lần nữa tôi tha thiết đề nghị Hội đồng xét xử hãy chấp nhận ý kiến khi chúng tôi cho rằng bị cáo trước và trong khi gây án là có mắc bệnh tâm thần ở dạng nhân – cách bệnh, thể hưng – phấn. và trên cơ sở đó đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận 4 tình tiết giảm nhẹ theo điều 38 của Bộ luật hình sự mà chúng tôi đã đưa ra.
– Như vậy nếu lời khẩn cầu của chúng tôi được chấp nhận thì chắc chắn bị cáo sẽ được hưởng mức án vừa phải trong cái khung hình phạt rất dài rất rộng được quy định tại khoản 1 điều 101. Vì ở khoản 3 ở điều 38, bộ luật cũng đã ghi rất rõ ràng: “Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định”. Đó là về lý, còn về tình thì bây giờ dù bị cáo có phải chết tới 10 lần cũng không cứu được mạng sống cho những người vốn không thù oán gì với bị cáo mà bị chết một cách oan uổng, những người cho đến bây giờ vẫn không biết tại sao mình phải chết, nó cũng giống như bị cáo cách đây ít lâu còn nói với tôi:”Khi đến cơ quan công an trình diện, nghe nói tôi mới biết rằng mình vừa bắn chết cô QUYÊN”. Tức là những cái chết không được chuẩn bị trước, những cái chết không phải do bị cáo cố tình cố ý tìm mọi cách gây ra.

Xin cám ơn Hội đồng xét xử.

NGUYỄN KHOA ĐĂNG
(Bào chữa viên trong đoàn bào chữa tỉnh Kiên Giang)

Xếp hạng
5/5

Chia sẻ

Tư vấn trực tuyến

Bài viết liên quan

Giải đáp thắc mắc

Mức phạt nồng độ cồn trong máu và trong khí thở

Nồng độ cồn (BAC) là lượng cồn trong máu của một người. Nó được đo bằng miligam cồn trên 100 mililít máu (mg/dL). BAC có thể được đo bằng cách sử dụng nhiều loại phương pháp khác nhau, bao gồm: Hơi thở: Đây là phương pháp phổ biến nhất để đo

Xem chi tiết »

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc – Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long

Công ty luật chuyên:

Hình sự – Thu hồi nợ – Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.

  • Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
  • Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109Email: dragonlawfirm@gmail.com

Hệ thống Website:

#luatsubaochua, #luatsutranhtung, #luatsuhinhsu, #luatsugioibaochua, #luatsubaochuahanoi, #luatsubaochuahaiphong

Điều luật tham khảo

Văn bản luật

Thủ tục liên quan đến thuê luật sư

Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự

Luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này thực hiện tội phạm. Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, những người có quyền nhờ luật sư bào chữa bao gồm:

  • Người bị bắt.
  • Người bị tạm giữ.
  • Bị can.
  • Bị cáo.
  • Bị hại.
  • Nguyên đơn dân sự.
  • Bị đơn dân sự.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ngoài những đối tượng trên, theo quy định tại Điều 27 Luật Hình sự năm 2012, người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội cũng có quyền được nhờ luật sư bào chữa cho người bị buộc tội.

Quá trình tố tụng bắt đầu từ giai đoạn điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án. Bất kể một cá nhân, đại diện, tổ chức nào ngay khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan điều tra hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tố tụng nêu trên đều có quyền và cần thiết phải nhờ sự hỗ trợ của luật sư.

Tuy nhiên, vì quá trình tố tụng kéo dài đói hỏi người bảo vệ quyền lợi cho thân chủ phải là người đồng hành cùng thân chủ trong xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Do đó, thời điểm tốt nhất để có thể nhờ luật sư bào chữa là ngay khi nhận được giấy triệu tập từ cơ quan điều tra. Vì, khi đó, luật sư có thể can thiệp pháp lý và bảo vệ cho thân chủ ngay từ giai đoạn đầu tiên.

Luật sư hình sự sẽ giúp ích gì cho bạn?

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án hình sự trong suốt quá trình tố tụng từ sơ thẩm đến phúc thẩm hoặc có thể trong giai đoạn tái phẩm hoặc giám đốc thẩm với vai trò là người được nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự ủy quyền tham gia vụ án hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ.

Tham gia vào ngay từ giai đoạn xác minh ban đầu, khi có giấy triệu tập và trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, luật sư hình sự có những nhiệm vụ sau:

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ. Đây là một trong những quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Đóng vai trò là người bảo vệ cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Vì sao bị can/bi cáo nên nhờ/thuê luật sư hình sự ngay từ ban đầu?

  • Từ khi bị triệu tập, nghi vấn phạm tội: có thể thuê luật sư ngay từ đầu để bảo vệ quyền lợi, có thể bị hình sự hóa trong quan hệ hình sự trong quá trình điều tra xét xử.
  • Giai đoạn tạm giam điều tra: Luật sư tiếp xúc trực tiếp với bị can/thân chủ hỏi cung, đối chất, đề xuất, kiến nghị tới cơ quan tiến hành tố tụng, yêu cầu họ thực hiện đúng quy định pháp luật để bảo cho thân chủ.
  • Tham gia bảo vệ (bào chữa) cho thân chủ tại những phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Giúp phiên tòa có cái nhìn khách quan hơn về động cơ, hoàn cảnh của thân chủ.
  • Luật sư hình sự là người am hiểu pháp luật, vận dụng những kỹ năng của một người luật sư, linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, tranh tụng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Luật sư hình sự sẽ là người tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.

Đối với người bị hại thì Luật sư hình sự sẽ giúp ích những gì?

  • Luật sư thu thập chứng cứ
  • Tư vấn pháp luật hình sự cho người bị hại hiểu được hành vi của bi can/bị cáo biết được tội danh mà cơ quan điều tra khởi tố với người phạm tội đã đúng hay chưa
  • Giúp cho người bị hại soạn thảo các đơn từ kiến nghị để việc khởi tố/truy tố đối với bị can gây ra thương tích, gây ra thiệt hại cho người bị hại là “đúng người đúng tội”
  • Vấn đề về bồi thường: Luật sư tư vấn soạn thảo tính toán mức bồi thường để đưa ra yêu cầu xém xét bồi thường.

Tiêu chí để lựa chọn dịch vụ luật sư hình sự là gì?

Thông thường, mọi người có xu hướng lựa chọn luật sư thông qua quen biết vì cho rằng luật sư thông qua quen biết sẽ có độ tín nhiệm cao hơn hoặc là và có thể “nhờ vả” được. vậy đây có phải là một tiêu chí để lựa chọn luật sư?

Theo quy định tại quy tắc số 5 Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ của liên đoàn luật sư Việt Nam về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thì một trong những quy tắc hành nghề chính là bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, đây là một trong những quy tắc mà bất kì luật sư nào cũng thuộc nằm lòng.

Hơn nữa, hiện nay cuộc cách mạng cải cách tư pháp đã loại bỏ rất nhiều tiêu cực trong hoạt động tố tụng, quá trình xét xử, theo thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quá trình xét xử phải được ghi âm ghi hình đảm bảo sự minh bạch rõ ràng tránh những hoạt động, hành vi tiêu cực trong xét xử.

Bất kỳ luật sư nào cũng có nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho thân chủ của mình, và quy trình hoạt động tố tụng cũng đã được quy định chặt chẽ hơn, các hoạt động tiêu cực cũng từ đó bị triệt tiêu dần. Do đó, yếu tố người thân người quen không phải là một trong những yếu tố, tiêu chí để lựa chọn luật sư, mà tiêu chí để lựa chọn luật sư bao gồm những tiêu chí sau:

  • Luật sư có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, đây là một yếu tố quan trọng của một luật sư hình sự vì phải hiểu rõ lý luận pháp luật, cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật, am hiểu cơ chế hoạt động điều tra thì mới có thể bảo vệ tốt cho thân chủ của mình.
  • Luật sư có kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng hình sự, trong thực tiễn và tham gia tố tụng trong nhiều vụ án vì càng tham gia nhiều vụ án thì càng tích lũy được nhiều bản lĩnh, kinh nghiệm thâm niên lâu có thể giải quyết được không chỉ những vấn đề pháp luật mà vấn đề quan hệ với các cơ quan tố tụng, cơ quan điều tra.
  • Thấu hiểu hoàn cảnh, động cơ, lý do, hoàn cảnh của thân chủ ví dụ như: do hoàn cảnh khó khăn, do nền tảng gia đình không tốt, do rơi vào tình thế bắt buộc, … từ đó mới xây dựng được phương án, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho thân chủ.
  • Chi phí dịch vụ luật sư, tùy vào từng trường hợp, vụ việc cụ thể chi phí luật sư sẽ khác nhau, có những vụ án có tính chất phức tạp, thì ngoài chi phí luật sư còn nhiều chi phí khác như chi phí giám định thương tích thương tật, giám định tự thi, chi phí dựng hiện trường, … Do đó, Tùy vào từng vụ việc cụ thể và hoàn cảnh của thân chủ để đưa ra mức phí phù hợp.

Phí dịch vụ luật sư hình sự được tính như thế nào?

Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư phải thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng, tuy nhiên, vì tính chất nhạy cảm của vụ án hình sự, chi phí dịch vụ hình sự không giống như các chi phí dịch vụ luật sư khác, không có mức phí cố định, rõ ràng.

Như đã đề cập ở trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau. Chi phí luật sư trong vụ án hình sự rất phức tạp, tùy vào từng sự việc, luật sư đưa ra mức chi phí cụ thể, do đó, quý khách hàng cần phải gặp trực tiếp với luật sư của công ty luật để có thể trao đổi và đánh giá tính phức tạp của vụ việc mới có thể đưa ra được mức phí phù hợp

Ngoài chi phí dịch vụ luật sư, còn có những khoản phí riêng khác, không nằm trong chi phí dịch vụ luật sư như:

  • Chi phí giám định thương tật
  • Chi phí cho người làm chứng
  • Chi phí bồi thường dân sự

Có cam kết kết quả trong vụ án hình sự không?

Công ty luật Dragon của chúng tôi đảm bảo thực hiện công việc theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định và đảm bảo tuân thủ đúng 27 quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội Đồng luật sư toàn quốc.

Công ty chúng tôi luôn đặt quyền lợi khách hàng lên đầu, cam kết giữ bí mật những thông tin liên quan đến khách hàng, đem những hiểu biết, kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng hình sự, sự tận tâm, nhiệt tình của mình đến cho khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài giới thiệu dịch vụ luật sư hình sự và hướng dẫn cách chọn luật sư hình sự. Quý khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của công ty chúng tôi hoặc có thắc mắc về chính sách dịch vụ luật sư của công ty vui lòng liên hệ hotline 098.301.9109 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Luật Dragon nhận hỗ trợ “tư vấn” trực tuyến 24/24 qua các hình thức như sau:

  • Tư vấn pháp luật qua EMAIL: congtyluatdragon@gmail.com
  • Tư vấn pháp luật qua FACEBOOK: Fanpage Luật Dragon
  • CÔNG TY LUẬT DRAGON

    LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH!

    TRỤ SỞ CHÍNH CÔNG TY LUẬT DRAGON:

    Add: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, Lô 9E, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    Tel: 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN LUẬT SƯ TẠI QUẬN LONG BIÊN:

    Add: Số 24 ngách 29 Phố Trạm phường Long Biên, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

    Tel : 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI HẢI PHÒNG:

    Add: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, Phường Đằng Lâm,Quận Hải An, Hải Phòng.

    Tel : 1900. 599. 979

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TẠI TP HCM:

    Tel : 1900. 599. 979

    =====================

    BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY LUẬT DRAGON:

    Luật Sư Nguyễn Minh Long

    Điện Thoại: 098.301.9109

    Email: dragonlawfirm@gmail.com

Quy trình giải quyết vụ án hình sự

Từ khóa: thuê luật sư vụ án hình sự,Giá thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư vụ án hình sự,Có nên thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư có được bồi thường,Hợp đồng thuê luật sư,Chi phí thuê luật sư bào chữa, chi phí thuê luật sư bào chữa

Luật sư bào chữa giỏi tại Hải Phòng

Xã hội càng phát triển, nghề luật sư càng có vai trò quan trọng. Hằng ngày, nhiều tranh chấp, kiện tụng phát sinh và luật sư phải đứng ra tranh đấu để bảo vệ lẽ phải, công lý.

Bảo vệ lẽ phải

Luật sư Nguyễn Minh Long ở Văn phòng luật sư Dragon (Chi nhánh Hải Phòng) đã có gần 10 năm gắn bó với nghề. Giống như nhiều đồng nghiệp khác, công việc trong ngày của anh khá bận rộn và luôn phải di chuyển. Từ việc xếp lịch gặp khách hàng, lịch làm việc tại tòa án, đi thu thập chứng cứ… đều được anh thực hiện một cách cẩn trọng. Nhiều khi các luật sư còn trở thành chuyên gia tâm lý giúp thân chủ và người nhà yên tâm, tin tưởng vào lẽ phải.

Luật sư Long cho biết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ công lý và lẽ phải. Vì vậy, mỗi vụ việc đều phải được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng, chính xác, mất nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần một sai sót cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường”.

Giữ tâm trong sáng

Luật sư Long chia sẻ, hơn 10 năm gần đây, xã hội, con người có nhiều thay đổi, phát sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp. Các vụ án liên quan đến kinh tế, hình sự, tranh chấp đất đai, hôn nhân – gia đình xảy ra nhiều hơn, phức tạp hơn. Vì thế, công việc của giới luật sư cũng vất vả gấp nhiều lần. Tuy nhiên, anh quan niệm phải luôn giữ tâm trong sáng để mỗi vụ việc đều được xử lý chính xác, theo đúng pháp luật. Nhiều lúc, các luật sư còn trở thành chuyên gia tư vấn  miễn phí.

Năm 2012, luật sư Long nhận tư vấn thủ tục ly hôn cho một phụ nữ ngoài 50 tuổi ở Quận Hồng Bàng. Do người chồng làm thợ xây nên hay đi nhiều nơi, có quan hệ phức tạp, về nhà thường chửi mắng vợ con. Không chịu nổi tình cảnh này, người vợ quyết định ly hôn. Qua tiếp xúc và tìm hiểu câu chuyện, anh Phán nhận thấy vẫn có cơ hội cứu vãn cuộc hôn nhân này. Bằng vốn kinh nghiệm qua từng vụ án và đời sống thường ngày, anh phân tích, giảng giải để người phụ nữ kia hiểu được điều hơn, thiệt. Lúc đầu, người phụ nữ này không nghe mà cương quyết đưa chồng ra tòa. Tuy nhiên, sau nhiều lần tiếp xúc, động viên, phân giải, họ đã chữa lành được vết thương, bỏ qua những lỗi lầm để hàn gắn trở lại.

Một số người vẫn hay nghĩ luật sư là nghề có nhiều quan hệ, kiếm được nhiều tiền nhưng thực tế những khó khăn, vất vả chỉ có người trong nghề mới hiểu hết. Để có thể trở thành một luật sư phải trải qua một thời gian dài học tập và đào tạo. Theo quy định, ngoài tấm bằng cử nhân, luật sư phải qua lớp đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, thời gian tập sự và thi qua kỳ thi kết thúc tập sự. Thời gian này tối thiểu là 6 năm hoặc có thể kéo dài hơn. Có người theo đuổi cả chục năm mới trở thành một luật sư.

Luật sư Long cho biết: “Công việc vất vả lắm nhưng thu nhập của anh em luật sư cũng chỉ đủ sống. Nhiều khi gặp trường hợp khó khăn, người cao tuổi, gia đình chính sách, chúng tôi chỉ làm giúp chứ không nhận phí. Gặp người tốt, sau khi tư vấn hay hoàn tất vụ việc thì họ đến có lời cảm ơn. Nhưng cũng có trường hợp mình thấy vấn đề của họ khiếu nại là sai, phân tích để nhận ra lẽ phải thì họ phản ứng ra mặt, thậm chí còn có những lời nói không đúng mực. Dù vậy, chúng tôi vẫn luôn giữ vững cái tâm với nghề”.

Công việc vất vả nên không phải ai cũng gắn bó được với nghề. Vì thế, người trẻ thường ít chọn học luật và đầu tư thời gian, chất xám để trở thành luật sư. Hiện nay, Hải Phòng có hơn 100 luật sư đang hành nghề, trong đó có khoảng 30 người là người cao tuổi, đã nghỉ hưu. Chỉ có tình yêu nghề mới giúp họ gắn bó với nghề luật sư trong thời gian dài. Mặc dù khó khăn là thế nhưng các luật sư như anh Long  luôn tin rằng nghề luật sư sẽ có triển vọng trong tương lai vì góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

Văn phòng luật sư Dragon Hải Phòng

Khi nào cần thuê luật sư bào chữa

Thuê luật sư là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị buộc tội, bị can, bị cáo và người thân thích của họ là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà… thuê luật sư bào chữa cho trường hợp của gia đình nhà mình

Vai trò của Luật sư, luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, khi thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn từ Điều tra vụ án, khởi tố vụ án, Truy tố vụ án và xét xử vụ án, luật sư sẽ thực hiện các quyền bào chữa để bảo chữa cho các bị can, bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình. Việc luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn này là hết sức cần thiết vì tham gia ngay từ ban đầu sẽ bảo đảm được quyền của người bị bắt cũng như làm sáng tỏ các sự kiện khách quan của vụ án

Thuê luật sư bảo chữa cho bị can khi phạm tội Khi một ai đó có hành vi phạm tội đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can, lúc đó người bị khởi tố trở thành bị can và có quyền mời luật sư bào chữa cho mình để tham gia vào vụ án. Luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can sẽ giúp đỡ bị can về mặt pháp luật, sử dụng các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ bị can. Quá trình bào chữa của luật sư cho bị can từ khi bị mời lên làm việc, khi bị khởi tố tại cơ quan Điều tra, khi bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền truy tố bị can bằng Bản cáo trạng và cho đến khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. nói như vậy không có nghĩa là luật sư sẽ chấm dứt tư cách bào chữa cho bị can mà tư cách của bị can được chuyển sang thành tư cách Bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa: Khi một bị can hay người bị buộc tội bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì lúc đó được chuyển sang một tư cách mới là tư cách bị cáo, Luật sư người bào chữa tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong toàn bộ quá trình xét xử vụ án ở giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm nếu bị cáo có kháng cáo và tiếp tục mời luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa cho bị cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cũng như trao đổi với bị cáo để sao cho bào chữa cho bị cáo được tốt nhất.

Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự là trường hợp đã xác định một vụ án hình sự, vụ án có thể hình thành từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra hoặc có thể vụ án đã được Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành xem xét truy tố ra tòa án và cũng có thể vụ án đã được tòa án chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Luật sư tham gia vào vụ án hình sự sẽ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của người bào chữa để nghiên cứu hồ sơ và bào chữa cho người được bào chữa.

Thuê luật sư bảo vệ cho người bị hại trong vụ án hình sự: Trong vụ án hình sự liên quan đến thiệt hại luật sư sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại, tham gia và các giai đoạn tố tụng tại Cơ quan Điều tra, Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án; sao chụp hồ sơ tài liệu, thu thập chứng cứ và đưa ra cũng như bảo vệ các yêu cầu về bồi thường thiệt hịa cho người bị hại. Trong quá trình tranh tụ tại Tòa án, Luật sư sẽ phát biểu quản điểm luận tội đối với các bị cáo đã gây ra cho bị hại; nếu vụ án cần phải kháng cáo luật sư sẽ giúp bị hại thực hiện việc kháng cáo bản án theo quy định.

Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên, người chưa thành niên khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây là những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 tuổi) nhưng chưa thành niên (dưới 18 tuổi) khi phạm tội thì bắt buộc phải có luật sư. Thông thường bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hay người giám hộ sẽ thuê luật sư bào chữa. Trường hợp không thể có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa. Đây là quyền cơ bản của người dưới thành niên để có thể bào chữa cho hộ được tốt nhất.

Luật sư bào chữa để trả hồ sơ điều tra bổ sung là trường hợp luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và vào từng giai đoạn cụ thể có thể là giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát, Luật sư kiến nghị việc trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để tiến hành điều tra bổ sung hoặc sau khi Viện kiểm sát đã quyết định truy tố bằng Bản cáo trạng ra Tòa án có thẩm quyền thì Luật sư kiến nghị Thẩm phán thụ lý vụ án ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc Tại phiên tòa luật sư bào chữa để Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Giai đoạn mà luật sư có quyền tham gia theo quy định tại Bộ luật TTHS, Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan, cụ thể:

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

“a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng văn bản pháp luật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

1.  Luật sư;

2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho em bạn khi em bạn hoặc gia đình bạn có giấy mời luật sư sau đó Luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:

1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Thuê luật sư bào chữa hình sự ở Hà Nội

Gọi cho một luật sư chuyên hình sự tại Hà Nội : 1900. 599. 979

Bạn đã bị buộc tội về một tội ác mà bạn đã không phạm phải và tìm kiếm công lý nhanh chóng và không bị tổn thương trong khi duy trì danh dự và nhân phẩm của bạn? Hoặc, có lẽ bạn đã là nạn nhân của một tội ác và tìm kiếm sự trừng phạt hợp pháp đối với những người đã làm hại bạn hoặc gia đình bạn. Bạn thậm chí có thể tự mình phạm tội và mong muốn giải quyết tốt nhất có thể. Bất kể nguyên nhân hay động cơ, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ tạo điều kiện cho công lý nhanh chóng và phù hợp cho các khách hàng tại Hà Nội và Hải Phòng của chúng tôi để họ nhận được phán quyết tốt nhất có thể.

Đó là, nếu bạn đã bị nhà nước buộc tội theo bộ luật hình sự, bắt buộc phải xuất hiện trước cơ quan quản lý hoặc muốn kháng cáo quyết định, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ luôn cung cấp cho bạn sự hài lòng hoàn toàn. Hơn nữa, chúng tôi tính phí trên cơ sở lãi suất cố định để bạn nhận thức đầy đủ về các khoản chi tiêu trước khi chúng tôi thực hiện trường hợp của bạn. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về các cáo buộc ẩn hoặc những bất ngờ khó chịu khác trước và sau khi phán quyết được đưa ra.

Hơn nữa, Văn phòng Luật sư Dragon sẽ luôn bảo vệ bạn một cách trung thực và đạo đức. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương tiện theo ý của chúng tôi để đảm bảo rằng công lý được đáp ứng và bạn sẽ nhận được phán quyết tốt nhất có thể, đưa ra bằng chứng. Văn phòng luật sư Dragon cũng sẽ tham khảo đầy đủ với bạn về các tùy chọn có sẵn và đề xuất lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu duy nhất của bạn. Đó là, chúng tôi luôn đặt lợi ích tốt nhất của bạn lên hàng đầu và sẽ thực hiện các bước chủ động để vượt ra ngoài sự đại diện đơn thuần.

Ví dụ, các luật sư hình sự tại Hà Nội của chúng tôi được yêu cầu đăng ký vào các chương trình sáng kiến ​​giáo dục thường xuyên để họ cập nhật kiến thức hiểu biết hệ thống pháp lý – và tất cả các sắc thái của nó – một cách triệt để. Chúng tôi cũng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để đảm bảo rằng kiến ​​thức về các đạo luật pháp lý của chúng tôi luôn cập nhật và chính xác.

Do đó, nếu bạn đã bị buộc tội hoặc là nạn nhân của tội phạm, bạn sẽ cần một luật sư pháp lý tốt nhất để đưa ra phán quyết mà bạn mong muốn. Các công tố viên và luật sư hình sự tận tâm, có kinh nghiệm và có trình độ học vấn cao của chúng tôi có một hồ sơ theo dõi thành công đã được chứng minh và có khả năng sẽ tạo điều kiện cho bản án mà bạn và gia đình bạn mong muốn. Hơn nữa, chúng tôi đã xử lý các vụ án hình sự từ rửa tiền đến giết người hàng loạt. Do đó, không có vụ án hình sự nào ở Hà Nội quá tầm thường hay khó khăn đối với các luật sư hình sự tại Văn phòng Luật sư Dragon.

Hãy cho chúng tôi về trường hợp hay vụ việc của bạn

Đại diện tư vấn trực tiếp của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ bạn và có thể lên lịch tư vấn với chuyên gia luật của chúng tôi.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình.

Người bị bắt tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt tạm giữa người bị bắt tạm giữ được nghe, nhận lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

Người bị bắt tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp có các quyền:

– Được biết lý do mình bị giữ;

– Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;

– Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

– Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

– Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá và các quyền khác

Người bị bắt tạm giữ có được quyền nhờ luật sư. Theo quy định thì người bị bắt tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bảo chữa cho mình. Nếu nhờ luật sư bào chữa họ có quyền yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ việc liên hệ luật sư để họ có thể nhờ luật sư bào chữa cho mình, ngoài ra họ cũng có các quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người.

Người bị bắt theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự thì là bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt theo quyết định truy nã. Khi bị bắt người bị bắt có các nghĩa vụ chấp hành lệnh bắt người và yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền bắt người theo quy định của pháp luật.

Người bị bắt khi bị bắt có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa và một số quyền cơ bản sau:

Được biết lý do mình bị giữ, bị bắt;
Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tố tụng kiểm tra, đánh giá;
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giữ người, bắt người. Và một số quyền khác.
Khi bị tạm giữ có được thuê luật sư? Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Ngoài các quyền cơ bản được quy định tại Khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị tạm giữ có quyền tự bào chữa hoặc thuê luật sư bào chữa.

Thuê luật sư bào chữa tại Công ty luật Dragon. Vui lòng liên hệ: 1900.599.979

 

Khi chưa khởi tố mà nhận được giấy triệu tập của công an có nên thuê luật sư bào chữa

Tôi có giấy triệu tập của công an thành phố, liên quan đến tội trộm cắp xảy ra do bạn tôi làm đơn, mặc dù tôi khẳng định tôi không liên quan đến sự việc của bạn tôi mất trộm? mất bao nhiêu tiền? mất ở đâu ? như thế nào? bạn ấy làm đơn vu khống cho tôi.. Tôi bị công an gọi điện mời tôi, tôi vì không hiểu pháp luật nên đã ký hợp đồng thuê luật sư bào chữa bảo vệ cho tôi, đến lịch hẹn làm việc theo giấy triệu tập? Luật sư của tôi đi cùng tôi đến xuất trình tại công an điều tra như giấy giới thiệu, đơn mời luật sư bào chữa và thẻ luật sư, nhưng bên công an đã từ chối không cho luật sư bào chữa cho tôi tham gia với lý do, hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố tôi, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc, công an đề nghị tôi và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý? Lúc đấy tôi thấy luật sư bảo tôi cứ làm việc với công an và luật sư bỏ ra về. Tôi rất hoang mang và đã bị sốc nên từ chối không làm việc với công an và xin hẹn buổi khác, tôi có nói với công an là phải có luật sư thì tôi mới làm việc sau đó tôi đi về. Luật sư của tôi không giải thích cho tôi biết lý do và ý kiến của cơ quan điều tra đúng hay sai? Nay tôi nhờ luật sư tư vấn ý kiến của công an như vậy có đúng không? luật sư bảo vệ cho tôi làm như vậy có đúng không? Tôi rất hoang mang khi tìm chọn một công ty luật có uy tín mà lại có một luật sư hành xử như vậy? Rất mong Công ty luật Dragon tư vấn gấp cho tôi.

Phúc đáp yêu cầu tư vấn pháp luật của anh/chị, đề nghị cho ý kiến về một số nội dung pháp lý liên quan đến việc: người bị kiến nghị khởi tố/bị tố giác có được mời Luật sư không, Luật sư Công ty luật Dragon có ý kiến như sau:

*) Đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Theo như trình bày thì anh/chị đang bị tố giác về hành vi trộm cắp tài sản. Khoản 1 Điều 83 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Luật sư là một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác (điểm a khoản 2 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015). Như vậy, anh/chị có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngay từ khi bị tố giác (từ khi chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can).

Khoản 1 Điều 27 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2012) quy định: “Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này”.

Bộ Luật Tố tụng hình sự không quy định rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác phải xuất trình những giấy tờ gì khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm việc thực tế của Luật sư và quy định tại điểm a khoản 2 Điều 78 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì những giấy tờ Luật sư cần xuất trình khi làm việc với Cơ quan CSĐT là: Giấy giới thiệu của công ty luật cử luật sư đến cơ quan điều tra làm việc, Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu đơn mời luật sư của người bị tố giác ( anh chị cũng như Luật sư không phải xuất trình Hợp đồng dịch vụ pháp lý).

Như vậy, việc công an từ chối không cho luật sư tham gia với lý do: hiện nay chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can, công an chỉ mời lên làm rõ sự việc và đề nghị anh và luật sư bổ sung thêm hợp đồng dịch vụ pháp lý là vi phạm tố tụng.

*) Quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác:

Khoản 3 Điều 83 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác có quyền:

  1. a) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  2. b) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  3. c) Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố và nếu được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên đồng ý thì được hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
  4. d) Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

đ) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh/chị không đưa ra ý kiến nào và bỏ về khi bị công an từ chối là không thực hiện quyền của mình theo quy định trên. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng. Việc anh/chị từ chối không làm việc với công an, xin hẹn buổi khác và nói với công an là phải có luật sư bào chữa cho anh/chị thì anh/ chị mới làm việc với cơ quan điều tra là đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm ý kiến của Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long Giám đốc Công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội về nội dung vụ viêcj trên.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội và Luật sư Hải Phòng theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty Luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD luật sư Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh Công ty Luật Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty Luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư bào chữa tham khảo tại đây

Trân trọng!