Vì sao nhiều người ‘sập bẫy’ khi bị đe dọa qua điện thoại

53

Nghe “cán bộ công an” nói liên quan đến đường dây ma túy, người đàn ông lập tức đăng nhập vào một đường link giả mạo để “kê khai tài sản” và mất gần 1,5 tỷ đồng.

Công an Hà Nội cho biết cuối tháng 4, người này trình báo được cuộc điện thoại của “cán bộ Công an TP Đà Nẵng”, thông báo liên quan đường dây mua bán ma túy, có lệnh tạm giam 6 tháng. Ông được gửi một đường link từ “cơ quan công an” để “đăng nhập và kê khai tài sản phục vụ điều tra nguồn gốc số tiền”. Do lo lắng, ông tin lời làm theo, kết quả khi kiểm tra tài sản phát hiện bị mất gần 1,5 tỷ đồng.

Trước đó hai tuần, một người lớn tuổi cũng ở Hà Nội, trình báo bị kẻ gian lấy hơn 5 tỷ đồng trong tài khoản. Vẫn “bổn cũ soạn lại”, một người lạ gọi điện cho ông thông báo “liên quan một vụ án đang điều tra”, yêu cầu cung cấp tài sản ngân hàng để xác minh. Bằng nhiều chiêu trò tâm lý gây sự hoang mang, chúng thực hiện trót lọt phi vụ, rút hết tiền của nạn nhân.

Đây chỉ là hai trong rất nhiều vụ kẻ gian đánh vào tâm lý lo sợ của nạn nhân để chiếm đoạt tiền. Nhà chức trách cho hay, thủ đoạn lừa đảo này diễn ra nhiều năm, gần đây nở rộ “như nấm sau mưa” với nhiều chiêu trò tinh vi hơn.

Theo Bộ Công an, quý 1/2022, cảnh sát trong nước đã bắt, xử lý 372 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng, trong đó có nhiều vụ giả danh cơ quan tư pháp.

Một lệnh bắt do kẻ xấu làm giả để hù doạ nạn nhân. Ảnh: Công an cung cấp.

Thượng úy Hoàng Văn Vỵ, Phó đội trưởng Phòng chống tội phạm về trật tự xã hội, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Hà Tĩnh) phân tích, kẻ giả danh dùng thủ đoạn đánh vào lòng tin của người dân. Thông thường, khi nghe ai đó gọi điện xưng là cán bộ cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát… đa số người dân sẽ có chút tin tưởng. Nghe vài câu, nghĩ đang nói chuyện với “những người làm việc ở cơ quan bảo vệ pháp luật”, người nghe sẽ mang tâm lý rất cần được minh oan, muốn giải trình nguồn tiền lớn đang sở hữu là hợp pháp.

Với những người ít hiểu biết về quy trình tố tụng, cụm từ cơ quan điều tra rất dễ gây lo lắng, nghe đã “toát mồ hôi”. Nắm bắt được điều này, khi dụ được vào bẫy, nhóm lừa đảo sẽ phân chia thành viên đóng các vai khác nhau như cán bộ công an, tòa án… liên tục gọi điện dồn dập để gây áp lực. Mục đích để bị hại đã lo càng thêm lo, đầu óc bị chi phối nhiều suy nghĩ mông lung, không có thời gian hoặc không nghĩ đến việc kiểm chứng thông tin đe dọa do chúng bịa đặt.

Vài trường hợp bị đe dọa sợ mất uy tín, ngại kể sự việc ra với người thân, bạn bè… Cũng có người đôi lúc quá tự tin vào bản thân, nghĩ không dễ gì bị lừa, im lặng thực hiện các thao tác do kẻ gian đưa ra “để xem chúng giở trò gì”. Tuy nhiên, đa số sau đó đều mất kiểm soát, bị cuốn vào cuộc chơi, vì kẻ gian hoạt động có tổ chức và cao tay hơn, thượng úy Vỵ nói.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT DRAGON

Giám đốc - Thạc sĩ Luật sư:  Nguyễn Minh Long Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Văn phòng luật sư quận Cầu Giấy:  Phòng 6 tầng 14 tòa nhà VIMECO đường Phạm Hùng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Văn phòng luật sư quận Long Biên: Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 1900 599 979 / 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Hệ thống Website:
www.vanphongluatsu.com.vn
www.congtyluatdragon.com
www.luatsubaochua.vn
www.dragonlaw.vn
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai